“Mây sóng thần”: Hiện tượng thiên nhiên hùng vĩ trên bầu trời

Gần đây, trước khi bão đổ bộ thường xuất hiện hiện tượng "mây sóng thần". Bầu trời đầy mây dày ngồn ngộn, như sóng thần đảo ngược lên trời, trông thật đáng sợ.

Hiện tượng hiếm gặp này thực tế đã được đặt tên chính thức như một loại mây mới trong tập Atlas về Mây của World Meteorological Organisation (Tổ chức Khí tượng Thế giới). Đó là hiện tượng "thềm mây" (shelf cloud) hay mây sóng thần - một trong hại dạng mây hình cung (arcus cloud).

Dạng mây còn lại là đám mây cuộn (roll cloud), những đám mây hình cung là những đám mây thấp được hình thành theo phương ngang. Trong đó, đám mây thềm thường liên kết với đỉnh đầu của dòng chảy ngoài cơn dông (đám mây mẹ).

Mặt dưới của đám mây thềm thường xuất hiện gió mạnh hỗn loạn và xâu xé hay gió giật phía trước (chúng thường bị nhầm lẫn với đám mây tường, hình thành ở phía sau cơn bão).

Hiện tượng "mây sóng thần" (hay còn gọi là thềm mây) thường xuất hiện trước khi bão đổ bộ. Những đám mây lớn thường kéo dài đến vài km choán cả bầu trời.

Đi kèm sau "mây sóng thần" là mưa lớn, gió giật mạnh, lũ lụt và mưa đá.

Có thể giải thích hiện tượng "mây sóng thần" một cách ngắn gọn rằng: "Mây sóng thần hình thành do luồng khí lạnh từ cơn bão nâng khí ẩm lên một cách đột ngột.

Khi mưa từ cơn bão rơi xuống thẳng đứng kéo theo không khí lan ra theo chiều ngang và tạo thành cuộn mây phía trước".

Cập nhật: 04/09/2024 Theo Yan /
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video