Máy tính cuộn được như giấy

Các nhà nghiên cứu vừa tiết lộ công nghệ cuốn chiếu, có thể dùng để chế tạo dòng máy tính thế hệ mới nhờ đột phá ở thiết kế mạch điện.

Bạn không nỡ rời xa chiếc máy tính thân yêu của mình, và đôi khi chỉ muốn cuốn nó lại như tờ báo để dễ dàng cầm đi mọi nơi. Giới chuyên gia dự đoán viễn cảnh này có thể sớm thực hiện được nhờ một đột phá mới trong công nghệ, cho phép thiết bị điện tử có thể gấp được hoặc cuộn lại.

Cho đến nay, những bộ phận máy tính phức tạp như các bản nhựa mỏng chứa mạch điện tử tương tự tờ giấy chỉ xuất hiện trong các phòng thí nghiệm, với số lượng hết sức hạn chế và giới hạn cho một số dòng thiết bị cụ thể. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Đại học Surrey (Anh) đang hợp tác với hãng Philips để phát triển mạch bán dẫn cổng nguồn (SGT) - một mạch điện đơn giản nhưng có thể cho phép đơn giản hóa quy trình sản xuất thiết bị thông minh. Điều này có nghĩa là các máy tính bảng màn hình dẻo có thể sớm trở thành thiết bị phổ thông trong tương lai gần, theo báo cáo trên chuyên san Scientific Reports.


Từ công nghệ SGT, hứa hẹn sẽ sớm xuất hiện máy tính cuộn được - (Ảnh: ĐH Surrey)

Các cuộc nghiên cứu trước đây kết luận rằng công nghệ trên có thể được áp dụng cho nhiều thiết kế điện tử khác nhau, miễn là chúng có cùng nền tảng analog. Thế nhưng, trong báo cáo mới nhất, nhóm chuyên gia phát hiện công nghệ SGT có thể được sử dụng cho các mạch điện kỹ thuật số thế hệ kế tiếp.

Theo đó, SGT kiểm soát dòng điện chuyển vào chip bán dẫn, từ đó giảm tỷ lệ mạch bị hỏng, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và giữ chi phí sản xuất ở mức thấp nhất. Những đặc điểm này đã biến SGT thành công nghệ lý tưởng cho các thiết bị điện tử thế hệ mới. Cho phép các công nghệ kỹ thuật số tích hợp vào những dòng sản phẩm chế tạo từ bản nhựa dẻo hoặc vải dệt may, sản xuất quần áo và phụ kiện thông minh.

Các công nghệ khác có thể tận dụng lợi thế của SGT bao gồm những thiết bị siêu nhẹ và dẻo dai, có thể được cuốn lại để ít chiếm không gian khi không được sử dụng; hoặc các miếng dán thông minh, bề dày mỏng hơn sợi tóc người, dùng để theo dõi từ xa sức khỏe của người dùng. Đó có thể là thẻ chống mất cắp trong các cửa hàng; những cảm biến dự báo thiên tai, dùng trong các tòa nhà ở những khu vực có nguy cơ thảm họa cao.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Radu Sporea cho hay những công nghệ trên đều liên quan đến các mạch điện trên những bản nhựa mỏng, tương tự như tờ giấy, nhưng được trang bị công nghệ thông minh. “Cho đến nay, các dạng công nghệ như vậy chỉ tồn tại với số lượng nhỏ và bị giới hạn trong các phòng thí nghiệm”, theo tiến sĩ Sporea. Tuy nhiên, với SGT, nhóm nghiên cứu đã chứng minh được rằng có thể chế tạo được những bộ phận quan trọng trong các thiết bị dẻo mà không cần phải làm phức tạp thêm quá trình sản xuất hoặc khiến chi phí thiết kế tăng cao. Đồng tác giả công trình nghiên cứu là Giáo sư Ravi Silva, Giám đốc Viện Công nghệ tối tân của đại học Anh nói thêm rằng trong khi SGT có thể dùng trong các vật liệu phổ biến hiện nay như silicon, được sử dụng rộng rãi trong các đời thiết bị tiêu dùng, công nghệ này chứng tỏ tiềm năng tích hợp được với các thiết bị mới như graphene, làm tăng độ bền và chắc chắn của thiết bị.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video