MIT phát minh hệ thống truyền tin qua… tia laser

Công nghệ mới được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Lincoln của MIT sử dụng tia laser để kích thích độ ẩm trong không khí xung quanh tai của mục tiêu, khiến nó có thể “thì thầm” một tin nhắn cá nhân từ cách đó vài m.

"Hệ thống của chúng tôi có thể được sử dụng từ khoảng cách xa để truyền thông tin trực tiếp đến tai của ai đó", trưởng nhóm nghiên cứu, nhà vật lý của MIT, Charles M. Wynn cho biết.

Nhiều địa điểm có tiếng ồn hoặc đông người có thể hạn chế việc truyền tin. Chính vì vậy những “lời thì thầm” bằng laser có thể thực hiện công việc truyền tin như một giải pháp hữu hiệu hơn cả.

Có thể trong một số trường hợp nhiều người sẽ lo lắng về “tia laser trong tai” là điều hoàn toàn dễ hiểu, tuy nhiên, các nhà phát triển đã khẳng định rằng nó vô hại.


Hệ thống có thể được sử dụng từ khoảng cách xa để truyền thông tin trực tiếp đến tai của ai đó.

"Đây là hệ thống đầu tiên sử dụng tia laser hoàn toàn an toàn cho mắt và da để định vị tín hiệu âm thanh đến một người cụ thể trong bất kỳ cài đặt nào", Wynn nói.

Công nghệ dựa trên tia laser thực tế có lợi thế là giảm sự lan truyền trên một khoảng cách, với tần số cao hơn cho phép nó truyền tín hiệu đi xa hơn. Đó là lý do tại sao nhóm nghiên cứu đã chuyển từ loa sang dùng công nghệ laser.

Trung tâm mới của MIT sử dụng một công nghệ gọi là hiệu ứng quang điện tử tận dụng hơi nước trong không khí để hấp thụ sự phát xạ của tia laser, khiến nó rung động ở tần số âm thanh nhất định.

“Nó có thể hoạt động ngay cả trong điều kiện tương đối khô vì hầu như luôn có một ít nước trong không khí, đặc biệt là xung quanh con người.

Chúng tôi thấy rằng không cần nhiều nước nếu sử dụng bước sóng laser được hấp thụ rất mạnh bởi nước. Đây là chìa khóa vì sự hấp thụ mạnh hơn dẫn đến âm thanh nhiều hơn.

Hi vọng rằng nó sẽ trở thành một công nghệ có thể sử dụng trong lĩnh vực thương mại", nhà nghiên cứu Wynn tiết lộ.

Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai con người hoàn toàn có khả năng phát ra những tiếng thì thầm bên tai đối tượng cần truyền tải thông tin của mình từ khoảng cách đáng kể mà không sợ bị người khác nghe thấy.

Cập nhật: 29/01/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video