Mở khóa điện thoại bằng môi, tai và nhịp tim

Nhiều phương pháp bảo mật sinh trắc độc đáo đang được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.

Hiện tại, cảm biến vân tay và nhận diện khuôn mặt kiểu Face ID là hai trong số các phương pháp bảo mật sinh trắc thịnh hành nhất.

Không chỉ an toàn, bảo mật sinh trắc còn giúp người dùng không bao giờ quên mật khẩu bởi mật khẩu chính là những đặc điểm trên cơ thể họ.

Tuy nhiên, cảm biến vân tay và nhận dạng khuôn mặt không phải những phương pháp duy nhất.

Dùng môi để mở khóa

Các kỹ sư tại Đại học Baptist Hong Kong đã phát triển mô hình có thể phân tích môi người, bao gồm hình dạng, kết cấu và chuyển động của môi.

Đại học Florida State tại Tallahassee cũng theo đuổi mục đích tương tự nhưng sử dụng phương pháp sóng âm.


Phương pháp này đều đạt mức độ bảo mật vượt trội trong số các phương pháp bảo mật sinh trắc bằng giọng nói.

Với tên gọi VoiceGesture, hệ thống của Florida State có thể biến smartphone thành thiết bị radar Doppler, dùng loa để truyền đi âm thanh cao tần rồi thu lại tín hiệu phản hồi qua mic khi người dùng nói ra mật khẩu đăng nhập.

Cả hai phương pháp này đều đạt mức độ bảo mật vượt trội trong số các phương pháp bảo mật sinh trắc bằng giọng nói.

Sinh trắc độ rung của da

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan đã nghĩ ra giải pháp tăng cường bảo mật sinh trắc giọng nói khá độc đáo.

Họ đã phát triển một thiết bị đeo dưới dạng vòng đeo cổ, tai nghe hoặc kính đeo, sử dụng cảm biến gia tốc để đo độ rung rất nhỏ trên da mặt, cổ và vùng ngực khi nói.

Dù việc tích hợp công nghệ này vào thiết bị người dùng cần nhiều thời gian nhưng nó sẽ đưa bảo mật sinh trắc giọng nói lên cấp độ mới.

Sinh trắc nhịp tim

Hệ thống sinh trắc nhịp tim của các nhà nghiên cứu Đại học State University of New York sử dụng radar Doppler để tìm kiếm và tiếp nhận thông tin riêng biệt về nhịp tim của từng người dùng.


Mở khóa các thiết bị điện tử bằng hệ thống đo nhịp tim.

Cơ chế này sẽ liên tục theo dõi nhịp tim người dùng nhằm đảm bảo chính xác người dùng đó đang sử dụng hệ thống.

Điều đó có nghĩa thay vì chỉ đòi hỏi người dùng nhập mật khẩu lần đầu tiên, hệ thống sẽ theo dõi nhịp tim liên tục. Nếu nhịp tim thay đổi đồng nghĩa với người dùng khác đang sử dụng hệ thống, cơ chế bảo vệ sẽ tự động khóa lại.

Bảo mật bằng mùi… người

Công trình nghiên cứu của Đại học Bách khoa Madrid dựa trên nguyên tắc mỗi người dùng có mùi khác nhau, và đặc điểm nhận dạng đó có thể đạt độ chính xác trên 85%.

Tuy nhiên, tỷ lệ sai sót tới 15% vẫn quá cao và trong một số trường hợp nhất định là không thể chấp nhận được. Công nghệ Face ID của Apple hiện chỉ có tỉ lệ sai sót 1/1 triệu.

Đại học Bách khoa Madrid cho biết họ cần thêm thời gian để nâng cao độ chính xác của công nghệ này.

Sinh trắc bằng... mông

Các kỹ sư của Viện Công nghệ Công nghiệp Cao cấp tại Tokyo đã nghĩ ra cách thức chống trộm xe hơi độc đáo.

Hệ thống sinh trắc này sử dụng nhiều cảm biến 360 gắn vào ghế lái xe hơi giúp phân tích hình dáng, kích cỡ, các điểm phân bổ lực của mông tài xế. Và như vậy, chỉ người có đặc điểm mông được nhận dạng đúng mới khởi động được xe.


Xe hơi sẽ có cách mở khóa không ai ngờ tới.

Cấp độ mới của bảo mật vân tay

Vấn đề thường thấy với cảm biến vân tay là người dùng phải tiếp xúc với diện tích rất nhỏ ở mặt trước hoặc mặt sau thiết bị di động.

Tuy nhiên, hệ thống sinh trắc VibWrite của Đại học Rutgers và Đại học Alabama lại hoạt động dựa trên độ rung của ngón tay thay vì vân tay.

Do không sử dụng thiết bị cảm biến vân tay, hệ thống này có chi phí rẻ hơn và có thể triển khai trên bất cứ bề mặt nào, từ mở cửa xe hơi tới mở máy tính để bàn. Độ chính xác khá cao – trên 95%.

Bảo mật bằng tai

Hơn một lần ý tưởng dùng tai người để bảo mật sinh trắc được nêu tên. Mỗi người lại có hình dạng tai khác nhau và đặc điểm này có thể giúp tạo nên hệ thống bảo mật thông minh giống như vân tay.

Tuy nhiên, sẽ không mấy dễ chịu cho người dùng mỗi lần mở khóa smartphone lại phải áp máy vào tai.

Cập nhật: 05/12/2017 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video