Một nhà phát triển phần mềm mô phỏng cảnh hàng nghìn vệ tinh nhân tạo bay trong không gian và những quỹ đạo di chuyển kỳ lạ của chúng.
Kinh ngạc với mạng lưới vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái đất
Từ khi Sputnik 1 – vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên xô – bay vào vũ trụ từ trung tâm không gian Baikonur, Kazakhstan tháng 10/1957, các quốc gia và công ty tư nhân trên thế giới phóng hàng nghìn vệ tinh lên quỹ đạo trái đất.
Theo những hình ảnh mô phỏng của Richie Carmichael, nhà phát triển phần mềm tại California, Mỹ, khoảng 14.022 vệ tinh đang quay quanh trái đất. 76% trong số chúng đã ngừng hoạt động và chỉ lơ lửng trong không gian. Thực tế, theo NASA, khoảng 3.700 vệ tinh (không tính mảnh vỡ trong vũ trụ) đang bay trên đầu chúng ta, hơn 2/3 số đó không còn làm việc.
Các bản vẽ cho thấy, hầu hết vệ tinh không quay theo hình tròn mà di chuyển theo các quỹ đạo kỳ lạ.
Carmichael mô phỏng vệ tinh của Nga bằng các chấm đỏ. Đây là quốc gia có nhiều vật thể nhân tạo nhất bay quanh trái đất.
Mỗi vệ tinh đảm trách một nhiệm vụ khác nhau như định vị toàn cầu, chuyển tiếp thông tin liên lạc, dự báo thời tiết, phục vụ quốc phòng và nghiên cứu khoa học.