Một loại vắc xin chống cúm gia cầm có triển vọng

Việc chế tạo thành công một loại vắc xin hiệu nghiệm chống H5N1, cùng với sự tích trữ thuốc kháng vi rút, là một trong số ưu tiên mà tất cả các Chính phủ trên thế giới mong ước trong cuộc đấu tranh chống đại dịch cúm gia cầm.

Tạp chí y học The Lancet vừa cho công bố trong ngày 2/2/2006 về thử nghiệm có triển vọng của một mẫu vắc xin chống H5N1, chủng vi rút cúm gia cầm đã tái xuất hiện năm 1997 ở Hồng Kông và là nguyên nhân gây ra dịch cúm gia cầm hiện thời ở Đông Nam Á và Thổ Nhĩ Kỳ.

Suryaprakask Sambhara, nhà nghiên cứu ở trung tâm kiểm soát và phòng bệnh (CDC) bang Atlanta và Suresh Mital thuộc trường đại học Purdue (bang indiana) thông báo đã thành công trong việc phát triển một loại vắc xin chống đại dịch, chống được nhiều chủng riêng biệt H5N1 trên chuột bằng công nghệ di truyền.


Vắc xin cúm gia cầm do Pháp sản xuất.

Virút cúm gia cầm có tính gây bệnh cao là nguyên nhân của khoảng 152 ca bệnh trên người do các phòng thí nghiệm đối chứng xác nhận, với tỷ lệ gây tử vong cao hơn 50% kể từ năm 2004.

Một sự kết hợp di truyền giữa virút gia cầm và virút trên người, hoặc các sự đột biến của virút H5N1 gây dịch trên gia cầm hiện thời có thể tạo ra một chủng virút mới.

Một loại virút như thế có khả năng lây truyền giữa người và người và gây ra đại dịch.

Liều lượng lắp lại và đậm đặc

Hiện thời để chốn lại virút H5N1, một số vắc xin đã được phát triển nhưng tỏ ra có được ít tính bảo vệ cao với đối tượng đã được thử nghiệm: không những loại vắc xin này chỉ đưa được lượng kháng thể nhỏ vào cơ thể, nhưng dù có tiêm chủng lặp lại và với liều lượng đậm đặc cũng cho kết quả khiêm nhường. Hon nữa, chỉ nên coi là loại vắc xin tiền đại dịch hoàn toàn không có hiệu lực chống lại virút đã thích ứng với người trong tương lai.

Nghiên cứu virus H5N1 trong phòng thí nghiệm (Ảnh từ trang web nước ngoài).
Thêm một trở ngại thường đối kháng với dạng chiến lược này để chế tạo vắc xin tiêu chuẩn từ virút bất hoạt, cần trứng gà có phôi dùng làm môi trường cho virút phát triển về số lượng. Nhưng trong trường hợp xảy ra đại dịch, cần phải có ngay phương tiện để bảo vệ nhanh chóng cho 1,2 tỷ người. Nhà khoa học Suryaprakask Sambhara nhắc nhở: "Các nhà nghiên cứu ước tính cần tới 4 tỷ quả trứng làm môi trường nuôi cấy virút và phải có khoảng 6 tháng để sản xuất ra loại vắc xin cổ điển từ trứng". Khoảng thời hạn này sẽ giảm xuống còn ít hơn một tháng bằng công nghệ mới để tạo mẫu vắc xin theo công nghệ di truyền.

Virút cúm thông thường

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã hình dung, tạo lập và phát triển bằng công nghệ di truyền được một virút cúm thông thường đã được bất hoạt hóa và mang gien hemagglutini H5 của virút H5N1 Hồng Kông. Thẩm định lại, virút vectơ này đã tạo ra đúng prôtêin H5 trong tế bào phôi người.

Chuột thí nghiệm 10 tuần tuổi đã được nhận hai lần tiêm chủng cách nhau 4 tuần, hoặc với vắc xin thử nghiệm, hoặc với một loại vắc xin khác đã thử nghiệm trước đó trên người. Để thử nghiệm hiệu lực của sản phẩm mới, các nhóm chuột đã nhận được 100 lần liều lượng gây chết của virút hoang dại Hồng Kông trong 4 tuần sau khi tiêm chủng vắc xin.

Kết quả: chuột được bảo vệ bởi loại vắc xin mới đã tạo ra theo so sánh nhiều kháng thể hơn và số lượng tế bào miễn dịch nhiều hơn tới 8 lần. Tất cả số chuột được bảo vệ không bị chết khi bị tái nhiễm virút kể cả các chủng virút khác nhau.

Bác sỹ Sambhara đánh giá: "Sự tiếp cận này là một dạng chiến lược tiêm chủng vắc xin hiệu quả chống lại virút gây bệnh cao hiện có và các biến thể mới, trong khuôn khổ chương trình chuẩn bị đối phó với đại dịch".

Theo Le Figaro, VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video