Một ngày Trái đất từng dài 26,2 giờ, Mặt trăng trôi xa

Tình cảnh lạ lùng của Trái đất và Mặt trăng hơn nửa tỉ năm trước đã góp phần không nhỏ vào sự tồn tại của chúng ta ngày nay.

Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí PNAS, một ngày của Trái đất vào khoảng nửa tỉ năm trước dài hơn hiện tại đến 2,2 giờ, trong khi Mặt trăng cũng trôi xa hơn hiện tại đến 20.000km.

Đó là một giai đoạn kéo dài từ 650-500 triệu năm trước, tạo nên cái gọi là "vụ bùng nổ sinh học kỷ Cambri".


Trái đất và Mặt trăng đã trải qua những giai đoạn biến động lớn hàng trăm triệu năm trước - (Ảnh AI: Anh Thư).

Theo Live Science, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa chất He Huang từ Đại học Công nghệ Thành Đô (Trung Quốc) đã cố gắng làm rõ lịch sử quay của Trái đất bằng cách xem xét dữ liệu thu thập các lớp đá từ môi trường biển có niên đại 700-200 triệu năm trước.

Các phiến đá này giúp tái hiện lại cách mà thủy triều đã thay đổi trên bề mặt hành tinh, một phần vì chúng tiết lộ độ dày của đại dương.

Nhóm đã kết hợp dữ liệu này với các mô hình về lực thủy triều tác động giữa Mặt trăng và Trái đất để lập bản đồ tốc độ Trái đất quay quanh trục của nó trong giai đoạn nghiên cứu kéo dài nửa tỉ năm.

Cuối cùng, họ phát hiện có một mô hình "cầu thang" trong vòng quay của địa cầu, với hai giai đoạn mà vòng quay của hành tinh thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ, xen kẽ các giai đoạn ổn định.

Giai đoạn biến động đầu tiên là 650-500 triệu năm trước, bao trùm "vụ nổ kỷ Cambri", thời kỳ bùng nổ sinh học mạnh mẽ nhất của hành tinh, khi các sinh vật đơn giản bỗng chốc phát triển thành các động vật đa bào phức tạp, đa dạng về loài, chiếm lĩnh các hốc sinh thái mới.

Giai đoạn thứ 2 xảy ra cách đây khoảng 340-280 triệu năm, tương ứng với thời kỳ mà các sông băng khổng lồ bao phủ hành tinh

Trong cả 2 thời kỳ, các ngày dài hơn 2,2 giờ và Mặt trăng cũng xa hơn trung bình 20.000 km.

Trong giai đoạn thứ nhất, những ngày dài đến 26,2 giờ đã giúp số giờ thế giới được ánh nắng chiếu rọi tăng thêm, thúc đẩy quang hợp và dẫn đến các sự kiện oxy hóa lớn, khiến sự sống bùng nổ.

Điều này là do theo thời gian, Mặt trăng kéo hành tinh của chúng ta.

Kết quả là có những lúc nó trôi xa khỏi chúng ta, hút đi năng lượng động học của Trái đất, làm tốc độ quay quanh trục của hành tinh chúng ta chậm lại, do vậy ngày cùng dài thêm.

Lần thứ 2, sự xuất hiện của các sông băng đã nhanh chóng biến địa cầu thành một quả cầu tuyết giá và dẫn đến tuyệt chủng hàng loạt.

Tuy vậy, sau mỗi đại tuyệt chủng luôn là các cuộc bùng nổ sinh học khác, khi các loài mới ra đời và lấp đầy các hốc sinh thái do các loài đã biến mất để lại.

Vì vậy, có thể nói cả 2 sự kiện đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại của chúng ta ngày nay.

Cập nhật: 19/08/2024 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video