Một thiên hà đang lao tới, đe dọa đẩy Trái đất khỏi "vùng sự sống"

Vụ va chạm thiên hà có thể đẩy trái đất khỏi "vùng sự sống", thậm chí làm văng cả Hệ Mặt trời ra xa, đồng thời đánh thức lỗ đen "quái vật" Sagittarius A*.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp khí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, dẫn đầu bởi Đại học Durham cho thấy thiên hà láng giềng mang tên Đám mây Magellan Lớn (Large Magellanic Cloud) đã chệch hướng so với dự đoán ban đầu và đang lao nhanh về phía chúng ta, trong vòng 2 tỉ năm nữa sẽ xảy ra va chạm kinh hoàng.


Đám mây Magellan Lớn - (ảnh: UNIVERSE TODAY).

Các nhà khoa học dự đoán cú va chạm này sẽ gây ra sự hủy diệt trên khắp thiên hà của chúng ta, thậm chí có thể đánh thức lỗ đen "quái vật" mang tên Sagittarius A* vốn ngủ yên giữa thiên hà Milky Way hàng tỉ năm qua, làm nó nuốt vô tội vạ những thứ xung quanh, phình to gấp 10 lần và phun ra bức xạ năng lượng cực cao.

Ước tính cho thấy Trái đất có thể thoát khỏi sự bắn phá trực tiếp của những quả pháo bức xạ này vì nằm rất xa nhưng cả Hệ Mặt trời có thể bị rung chuyển.


Thiên hà này sáng và gần chúng ta đến nỗi có thể quan sát bằng mắt thường. Nó là quầng sáng giữa bầu trời trong góc chụp từ Đảo Phục Sinh - (Ảnh: EPOD).

Tiến sĩ Marius Cautun, đến từ Viện Điện toán vũ trụ của Đại học Durham, tác giả chính của nghiên cứu cho biết một sự thay đổi như vậy rất nguy hiểm cho sự sống. Nó có thể tạo ra một thay đổi nhỏ trong khoảng cách giữa trái đất và mặt trời. Nhưng "nhỏ" trong khoảng cách vũ trụ đủ đế đưa Trái đất ra ngoài khu vực Goldilocks và khiến nó quá nóng hoặc quá lạnh để sống. Goldilocks có thể hiểu như một "vùng sự sống" đối với các hành tinh.

Tồi tệ hơn, cả Hệ Mặt trời có thể bị đẩy văng ra khỏi thiên hà, đến "không gian của các vì sao" và chắc chắn điều đó thừa sức quét sạch mọi sự sống trên các hành tinh của nó.

2 tỉ năm là quãng thời gian cực dài với con người nhưng rất ngắn trong thời gian vũ trụ. Thảm họa này sẽ khiến cuộc sống trên trái đất kết thúc hơn 2 tỉ năm so với dự kiến ban đầu. Các nghiên cứu trước đó cho rằng sự sống trên trái đất còn tồn tại 4 tỉ năm, cho đến khi mặt trời thay đổi và tạo ra hiệu ứng nhà kính mạnh đến nỗi gây tuyệt chủng.

Đám mây Magellan Lớn vốn là thiên hà vệ tinh sáng nhất của Milky Way, đến gần và bắt đầu quay quanh chúng ta 1,5 tỉ năm trước. Cho đến gần đây, các nhà thiên văn học vẫn tin rằng nó sẽ quay quanh Milky Way hàng tỉ năm, rồi có thể thoát khỏi lực hấp dẫn rồi rời xa chúng ta. Tuy nhiên các phép đo mới cho thấy nó sở hữu lượng vật chất tối gần gấp đôi tính toán trước đây và thực chất đang tiến nhanh về phía Milky Way. Hiện nó cách chúng ta 163.000 năm ánh sáng.

Cập nhật: 07/01/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video