Một thiên thạch áp sát Trái đất

Hôm qua (27/6), một thiên thạch mới được phát hiện, có kích thước bằng một tòa cao ốc văn phòng bay sát Trái đất ở khoảng cách gần hơn 23 lần so với khoảng cách giữa hành tinh của chúng ta với Mặt Trăng.

Theo báo Telegraph, thiên thạch 2011 MD vừa được phát hiện hôm 22/6 vừa qua bởi một kính thiên văn đặt tại bang New Mexico (Mỹ). Các nhà khoa học cảnh báo, thiên thạch này có chiều rộng ước tính khoảng từ 9 - 45m bay qua Trái đất của chúng ta ở khoảng cách gần 18.000 km vào ngày 27/6 và có thể quan sát được bằng kính thiên văn nhỏ.


(Ảnh: Csmonitor)

Những địa điểm có thể quan sát thấy thiên thạch 2011 MD khi nó tiến gần Trái đất là các khu vực ở Nam Mỹ. Khi tiến sát bầu khí quyển của Trái đất, thiên thạch này sáng như một ngôi sao, nhưng sau đó nhanh chóng mờ dần.

Mặc dù bay qua Trái đất ở khoảng cách rất gần, nhưng các nhà khoa học khẳng định thiên thạch 2011 MD không có khả năng đi vào bầu khí quyển của Trái đất.

Nếu thiên thạch 2011 MD đi vào bầu khí quyển của Trái đất, nó sẽ bùng cháy như một quả cầu lửa, có thể tạo thành những trận mưa sao băng nhỏ. Tuy nhiên, chúng tôi chắc chắn rằng thiên thạch 2011 MD sẽ không va chạm với hành tinh của chúng ta”, tiến sĩ Emily Baldwin, một chuyên gia về thiên thạch người Anh, khẳng định.

Trước đó, các nhà khoa học cũng dự đoán, thiên thạch 2005 YU55 rộng 400m và nặng 50 triệu tấn có thể bay sát Trái đất trong quỹ đạo của Mặt Trăng vào ngày 8/11/2011. Nếu dự đoán này chính xác, đây sẽ là thiên thạch lớn nhất từ trước tới nay bay gần Trái đất.

Theo Csmonitor, VNN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video