Mưa lũ trên diện rộng: Tiếp tục xuất hiện áp thấp nhiệt đới mới

Do ảnh hưởng các đợt áp thấp và đặc biệt ảnh hưởng của bão số 3, những ngày qua, các tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái đã xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng, làm 36 người chết và mất tích.

Bên cạnh đó, các tỉnh Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ đã có mưa to đến rất to, gây ngập úng tại nhiều địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Nam Định, Hòa Bình, Yên Bái.

Trong những ngày tới, mưa lũ còn diễn biến rất phức tạp, nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt trên diện rộng; trên Biển Đông đang có nguy cơ xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão...

Dồn lực cứu người, sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm


Lực lượng vũ trang tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ tại huyện Văn Chấn (Yên Bái) ngày 22/7. (Ảnh: SƠN TÙNG).

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT) cùng các địa phương các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ tập trung khắc phục hậu quả bão, lũ, triển khai ngay phương án ứng phó với thiên tai nguy hiểm có thể xảy ra khi hai cơn áp thấp nhiệt đới đang hình thành, diễn biến nguy hiểm, khó lường.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13.7.2018 của Thủ tướng Chính phủ về phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất...

Ngày 22.7, một áp thấp nhiệt đới mới gần bờ khiến nguy cơ mưa lũ tiếp tục kéo dài.
Tại Yên Bái - địa phương được coi là thiệt hại nặng nề nhất về người trong đợt lũ lụt vừa qua, báo cáo của Tỉnh ủy Yên Bái (tính đến 7h ngày 21.7) - cho biết: Mưa lũ đã làm 10 người chết, 8 người mất tích và 11 người bị thương; 3.877 ngôi nhà bị thiệt hại, 1.915ha diện tích nông nghiệp cùng nhiều công trình thủy lợi, giao thông, viễn thông bị ảnh hưởng, thiệt hại ban đầu khoảng 200 tỉ đồng.

Tỉnh Yên Bái đã huy động trên 17.000 người và tập trung tối đa các phương tiện, thực hiện đồng bộ các biện pháp tìm kiếm người mất tích. Đối với các gia đình bị thiệt hại, bước đầu, tỉnh Yên Bái đã quyết định hỗ trợ 10 triệu đồng/người đối với hộ gia đình có người chết, mất tích; hỗ trợ 3 triệu đồng đối với người bị thương; hỗ trợ 25 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn; hỗ trợ 10 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị hư hỏng nặng; hỗ trợ các gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn 15kg gạo/khẩu/tháng (trước mắt trong thời gian 1 tháng) để người dân ổn định cuộc sống và sản xuất.


Hình ảnh tan hoang tại bản Tủ (Yên Bái) sau lũ quét. (Ảnh: SƠN TÙNG).

Tin áp thấp nhiệt đới gần bờ

Hồi 07 giờ ngày 23/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên): khu vực phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (phía Bắc vĩ tuyến 19,0 độ Vĩ Bắc).

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc mỗi giờ đi được 5-10km. Đến 07 giờ ngày 24/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Tây Bắc bán đảo Lôi Châu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.


Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới ở vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên ngày và đêm nay (23/07), ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh. Khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Cập nhật: 23/07/2018 Theo NCHMF/Lao Động
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video