Mưa nòng nọc bí ẩn tại Nhật Bản

Người dân, quan chức và các nhà khoa học Nhật Bản đang bối rối khi nghe tin về những cơn mưa nòng nọc kỳ lạ ở tỉnh miền trung Ishikawa. 

Nòng nọc vương trên kính xe hơi tại thành phố Nanao vào ngày 4/6. Ảnh: pinktentacle.com.


Giới chức tỉnh Ishikawa cho biết, mưa nòng nọc xuất hiện hai lần trong tháng 6. Trận mưa kỳ lạ đầu tiên xảy ra vào 16h30 ngày 4/6 tại thành phố Nanao. Một người đàn ông 55 tuổi kể rằng ông nghe thấy âm thanh lạ trước khi những con nòng nọc rơi xuống bãi đỗ xe tại trung tâm thành phố. Sau đó ông và nhiều người khác nhìn thấy nòng nọc chết trên các xe. Chúng có chiều dài 2-3 cm. Tuy nhiên, nòng nọc chỉ xuất hiện trên một khoảng đất có diện tích 300 mét vuông.

Trong khi đó, chính quyền thành phố Hakusan - nằm gần Nanao - cũng thông báo về những trận mưa nòng nọc vào buổi sáng sớm ngày 6/6. Một người phụ nữ 75 tuổi cho biết, bà nhìn thấy hàng chục xác nòng nọc trên chiếc xe hơi vào lúc 7h sáng. Những người khác nhìn thấy chúng tại bãi đỗ xe, vỉa hè và sân. Vào đêm trước đó người dân thành phố nghe thấy âm thanh lạ, song cơ quan khí tượng địa phương không phát hiện gió lớn hay mưa trong khu vực. 

Nòng nọc trên mặt đất tại thành phố Hakusan. Ảnh: pinktentacle.com.


Việc những động vật nhỏ (như ếch, cá) rơi xuống từ trên trời là hiện tượng rất hiếm trên thế giới. Các nhà khoa học cho rằng gió mạnh, bão và vòi rồng đã hút chúng lên không trung rồi thả xuống ở một nơi khác trên đất liền. Tuy nhiên, các nhà khí tượng của tỉnh Ishikawa không đồng ý với cách giải thích này.

Giới chức của Trạm khí tượng Kanazawa thuộc tỉnh Ishikawa thừa nhận họ không biết nòng nọc tới từ đâu vì vào thời điểm chúng rơi xuống, họ không phát hiện bất kỳ cơn gió mạnh nào. Thời tiết tại Nanao và Hakusan đều ổn định trong thời gian gần đây nên chuyên gia khí tượng không phát hiện được vòi rồng hay lốc xoáy tại hai thành phố.

Một giả thuyết khác là: Những con chim đã tha nòng nọc rồi đánh rơi chúng trong lúc bay. Tuy nhiên, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu chim Yamashina tại thành phố Abiko, cũng bác bỏ khả năng đó. "Tôi chưa từng nghe hay chứng kiến những sự kiện như thế. Chúng tôi chưa thể tìm ra nguyên nhân của chúng", một nhà khoa học của Trạm khí tượng Kanazawa nói.

Theo VnExpress (Telegraph)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video