Mục sở thị "quái vật biển" có tới 300 chiếc răng

Một tàu đánh cá người Bồ Đào Nha tiến hành hoạt động nghiên cứu gần bờ biển và đã bắt được một con "quái vật biển" ở độ sâu hơn 600m dưới nước.


Sinh vật có một "thân hình dài mảnh mai và một cái đầu giống như một con rắn". (Ảnh: Sic Noticias).

Con cá thân dài khoảng 1,5m, mảnh mai, thoạt nhìn, nó giống như một con rắn. Nhưng những thợ đánh cá đã cảm thấy khiếp sợ khi nhìn vào mồm của nó có tới hơn 300 chiếc răng. Sau khi xác định, các chuyên gia cho biết loài cá này là Cá mập diềm thuộc một loài "Cá mập có vảy" (Frilled shark) quý hiếm.

Theo báo cáo của National Geographic, loài cá mập có viền được gọi là "hóa thạch sống". Chúng đã tồn tại trên trái đất 80 triệu năm.

Cá mập có vảy đã bơi dưới đáy sâu của đại dương từ khi khủng long còn đi lang thang trên Trái đất. Bộ hàm khổng lồ và hơn 300 chiếc răng của chúng được sử dụng để bắt mực và các loài cá khác rất hiệu quả.

Đây là một trong số rất ít loài động vật cổ đại còn tồn tại ở hiện đại.


Con cá mập với hàm răng linh hoạt có thể nhai và nuốt trọn con mồi.

Cá mập diềm chủ yếu được tìm thấy ở các phần sâu của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Trước đó vào năm 2007, ngư dân Nhật Bản đã bắt được một con cá mập diềm sống ngoài khơi bờ biển và chuyển nó đến Công viên Hải dương Awashima ở tỉnh Shizuoka, nhưng con cá mập diềm này đã chết ngay sau đó.

Cập nhật: 10/05/2022 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video