Mỹ chế tạo máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới

Giới thiên văn chờ đợi camera có độ phân giải 3.200 megapixel

Phòng thí nghiệm máy gia tốc quốc gia SLAC thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng Large Synoptic Survey (LSST) là máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới từ trước tới nay.


Chiếc gương phản chiếu dài 7,62m là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chiếc máy ảnh. (Ảnh: SLAC).

Theo Wired, các nhà thiên văn học đã chế tạo ra thiết bị có thể chụp ảnh nhiều vật thể trong vũ trụ xa xôi với độ phân giải 3,2 gigapixel, tương đương 3.200 megapixel (MP).

Thiết bị mới này sẽ là dụng cụ hỗ trợ cho kính thiên văn của Đài quan sát Vera C. Rubin, đã hoạt động trong khoảng 2 thập kỷ. Vào cuối tháng 9, các nhà khoa học và kỹ thuật viên làm việc tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC ở Menlo Park (California) đã hoàn thành việc lắp ráp các bộ phận cơ học của chiếc máy ảnh này và đang tiến hành các bài kiểm tra trước khi đưa vào hoạt động chính thức.

“Với sự kết hợp giữa mặt phẳng tiêu cự khổng lồ của máy ảnh và một tấm gương dài 7,62 m để thu thập ánh sáng, chúng tôi đã tạo ra một thiết bị vô song”, Aaron Roodman, nhà vật lý thiên văn tại SLAC kiêm phó Giám đốc Đài quan sát Rubin cho biết.

Bên cạnh đó, ông ấy cũng đề cập rằng cả ống kính dài 1,6 m, đi kèm với nắp ống kính khổng lồ và mặt phẳng tiêu cự đều nằm trong sách kỷ lục Guinness thế giới vì kích thước phi thường của chúng.


Máy ảnh kỹ thuật số LSST ở phòng thí nghiệm SLAC ở Mỹ. (Ảnh: SLAC)

Kính viễn vọng LSST có thể chụp những bức ảnh rộng nhất về vũ trụ với độ phân giải 3.200 megapixel. Nó cũng đủ mạnh để phát hiện một quả bóng golf từ khoảng cách 24 km hoặc quan sát chi tiết hạt bụi trên Mặt trăng.

SLAC cho biết cảm biến chụp ảnh của LSST có thể phát hiện vật thể mờ gấp 100 triệu lần vật thể nhìn được bằng mắt thường. Độ nhạy này cho phép quan sát ngọn nến từ khoảng cách hàng ngàn km.

LSST đang trong giai đoạn hoàn thiện tại Phòng thí nghiệm máy gia tốc quốc gia SLAC ở Menlo Park, bang California - Mỹ. Dự kiến, tới cuối năm 2022, các chuyên gia sẽ tiến hành đợt chỉnh sửa cuối cùng đối với LSST, trước khi chuyển nó tới Chile vào tháng 5-2023 và đưa vào hoạt động đầy đủ vào năm tiếp theo.

Lúc đó, LSST sẽ chụp ảnh kỹ thuật số toàn bộ bầu trời phía Nam từ Đài quan sát Rubin trên núi Cerro Pachon ở Chile. Đài quan sát Rubin được xây dựng từ năm 2015 với mục tiêu tiến hành khảo sát sâu một vùng trời rộng lớn.

Đài quan sát Rubin khi sử dụng LSST sẽ tạo ra thước phim thiên văn học lớn nhất và hé lộ một số bí ẩn trong vũ trụ, bao gồm vật chất tối và năng lượng tối.

Thiết bị cũng sẽ khảo sát nhanh, rộng và sâu bầu trời đêm cũng như phân loại số lượng sao và thiên hà lớn nhất từng được quan sát.

Hiện tại, các công đoạn cuối cùng đang được thực hiện, bao gồm kiểm tra bộ lọc, cảm biến và hệ thống làm mát đặc biệt. Sau đó, thiết bị này sẽ được vận chuyển đến Santiago (Chile) để thực hiện sứ mệnh của mình.

Cập nhật: 27/10/2022 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video