Na chính vụ, thèm ăn đến mấy cũng cần tránh những sai lầm này khi ăn

Mẹo chọn na ngon

Na chín là loại quả giàu dưỡng chất, nhưng na cũng có thể gây hại tới sức khỏe nếu mắc phải những sai lầm dưới đây.

Vào thời điểm chính vụ, na vừa ngon lại vừa bổ và rẻ. Những người ưu thích món trái cây ngọt mát này có thể thoải mái thưởng thức. Tuy nhiên, na chín cũng chính là mảnh đất màu mỡ để côn trùng đẻ trứng, nở thành giòi. Nếu không cẩn thận, khi ăn na rất dễ ăn phải giòi.


Lưu ý không chọn na nếu thấy có vẩy trắng, mắt đen hay có dấu hiệu chảy nước. (Ảnh minh họa).

Thực chất, giòi là ấu trùng của các loài côn trùng. Chúng đẻ trứng vào các quả chín thông qua một lỗ cực nhỏ mắt thường khó nhìn thấy. Sau đó trứng chui vào thịt quả, nở thành ấu trùng (hay còn gọi là giòi). Càng lớn, giòi càng ăn khỏe, kết hợp với sự xâm nhiễm của vi khuẩn và nấm làm cho phần thối của quả chín bị lan rộng.

Trong khi ăn, nếu chẳng may nuốt phải giòi, chúng sẽ không gây hại trực tiếp cho cơ thể, nhưng về cảm quan thì nhiều người tỏ ra ghê sợ vì thứ côn trùng này.

Vì vậy, với những quả na vỏ có nhiều vẩy trắng, nhiều vết nứt nẻ, có dấu hiệu chảy nước thì tuyệt đối không nên ăn. Đặc biệt những quả na có mắt thâm đen, cứng, khi ăn cần cảnh giác vì sẽ không ngon, vị ủng hoặc đa số là có giòi.

Điều cần tránh khi ăn na


Ảnh minh họa.

Không ăn quá nhiều

Na có hàm lượng dưỡng chất cao, được nhiều người yêu thích và lầm tưởng đây là loại quả lành tính. Thực tế, na là trái cây có tính nóng, ăn nhiều sẽ gây táo bón, dễ nổi mụn. Do đó, chỉ nên ăn từ 1-2 quả/ngày.

Không cắn vỡ hạt na

Hạt na có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh, nhưng trong nhân lại chưa độc tố. Nếu cắn vỡ hạt thì độc tố rất dễ phát tán, gây hại cho cơ thể. Do đó, khi ăn na cần cẩn thận.

Không ăn khi chưa chín

Na chưa chín có hàm lượng tannin tương đối cao. Tannin có thể gây rối loạn tiêu, khó tiêu, tăng nguy cơ bị táo bón và tích trữ nhiều độc chất có hại cho sức khỏe.

Người không nên ăn na

Đối với người mắc tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường thì không nên ăn nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối cao.

Người bị nổi nhiều mụn nhọt: Những người cơ địa hay nổi mụn nhọt cũng không nên ăn nhiều quả na. Hàm lượng đường cao trong quả na có thể làm tăng lượng đường trong màu. Đây là điều kiện để các vi khuẩn phát triển (đặc biệt là tụ cầu – nguyên nhân gây ra tình trạng mụn nhọt). Nếu vẫn thích ăn loại quả này, bạn nên hạn chế số lượng, uống nhiều nước và ăn bổ sung nhiều rau xanh.

Người béo phì, thừa cân: Thịt quả na chứa hàm lượng đường rất cao. Vì vậy, nó không phải là thực phẩm được khuyến khích cho những người mắc chứng thừa cân, béo phì. Việc ăn một quả na khoảng 250-300 gram tương đương với 1 chén cơm. Ăn nhiều loại quả này có thể dẫn đến việc tăng cân.

Vì vậy, nếu đang béo phì hoặc muốn giảm cân, bạn không nên ăn quả na vào lúc này.


Bạn chỉ nên ăn na khi nó đã chín hoàn toàn.

Một số tác hại của quả na cần lưu ý

  • Trong quả na có chứa một số chất độc có thể làm hỏng hệ thống thần kinh nếu tiêu thụ với số lượng lớn.
  • Chất annonacin – một loại độc chất ảnh hưởng đến não và thần kinh – cũng tồn tại trong quả na. Chất này làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Các bộ phận chứa nhiều annonacin là hạt và vỏ của quả na.
  • Quả na xanh hoặc chưa chín tới sẽ chưa nhiều annonacin hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn na khi nó đã chín hoàn toàn và cẩn thận loại bỏ vỏ cũng như hạt của nó.

Cách chọn na ngon, chín tự nhiên và không phun thuốc

Dựa vào dáng quả na

Ở ta thường có 2 loại na là na dai và na bở. Có người thích na dai thì cũng có người ưa na bở. Trước kia na bở thường chẳng được mấy người thích vì chúng nhạt và khó nhằn hạt, giá cũng rẻ, khó bảo quản hơn nhưng giờ đây, na bở lại ngày càng được chị em ưa chuộng. Thậm chí, nhiều nơi có giống na bở quả to đẹp, hương vị cũng xuất sắc hơn nhiều so với trước kia nên giá thành đắt đỏ.

Trước khi chọn được na ngon, nếu bạn chưa biết cách phân biệt na dai và na bở có thể lưu ý một chút.

Na bở thường lớp vỏ ngoài xanh non, mắt to và phồng, kẽ mắt trắng và cuống nhỏ. Khi chín na bở thường không nứt. Đồng thời, vỏ na bở cũng dày và sần hơn. Quả na bở chín sẽ mềm, dễ bở vỡ dáng quả, nên vận chuyển đi xa không tiện. Na bở trồng đất cằn cỗi vị không ngon, nhạt và cũng thường bị "xào xạo" trong miệng, đó gọi là hiện tượng bị cát.

Na dai vỏ màu xanh trắng, vỏ mỏng phẳng hơn. Mắt thường nở to hơn. Dù quả có kẽ nứt thì vẫn dính cuống. Những quả này thường chín cây, ăn hương vị sẽ ngon ngọt hơn. Na dai thường ít hạt, nhiều cùi hơn na bở, cùi na dai và không bị cát, dễ bóc vỏ. Còn na bở dễ nát, hạt khó lóc hỏi hạt hơn.


Na dai dày cùi, hạt dễ nhằn nên được nhiều người ưa thích.

Khi chọn mua na, bạn nên chọn những quả có dáng tròn, kẽ mắt trắng, da xanh đẹp, cuống nhỏ, không bị nứt toác hoặc quá mềm nhũn. Loại na bị phun thuốc thường màu sắc không đồng đều, vỏ cứng khó bóc.

Tóm lại, nếu bạn thích loại na nhiều cùi, dễ nhằn hạt, ít bị cát thì hãy chọn mua na dai để thưởng thức.

Dựa vào mắt na

Nhìn chung, những quả na có mắt to, không bị thâm đen hay nứt nẻ thì nên mua. Những quả na bị nứt toác không phải do chín mà do vận chuyện và bảo quản không tốt có dấu hiệu chảy nước sẽ nhanh hỏng, hương vị cũng không còn ngon.

Ngoài ra, nếu bạn mua phải những quả na chín mềm, nhiều vết thâm bên ngoài, đậm mùi chua thì đó là na non bị ép chín bằng hóa chất không tốt cho sức khỏe.

Dựa vào mùi hương của quả

Khi chọn mua na, bạn cũng nên để ý đến mùi của quả. Khi na còn xanh vị hăng sẽ nồng đậm, không nên mua những quả này. Na chín tự nhiên nhưng chưa đến độ, sẽ có hương thoang thoảng, không bị gắt, không bị mùi chua xộc vào mũi. Bạn nên chọn những quả này để mua về ăn.

Cập nhật: 29/07/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video