"Nhiệm vụ này sẽ được hiện thực hóa trong thời gian tới. Điều kiện đặt ra là: cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia, các nhà khoa học của các nước như Nga, Mỹ, các nước Tây Âu, và Trung Quốc, đồng thời kết hợp với việc phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm của Nga trong ngành vũ trụ học". Poliakov nói.
Theo Poliakov, để chuẩn bị cho các kế hoạch trên trong tương lai, Nga hiện đang dự tính thực hiện một thử nghiệm mới có tên Sao Hỏa-500. Theo kế hoạch, chương trình này sẽ được khởi động vào cuối năm 2006.
"Đây là kế hoạch về việc thử nghiệm mô hình tàu vũ trụ thế hệ mới. Phi hành đoàn sẽ gồm 6 người, bay trong không gian với thời lượng 500 ngày. Theo tính toán, đây là khoảng thời gian đủ để phi thuyền này bay từ trái đất tới sao Hỏa".- Poliakov bổ sung.
Cũng theo lời ông, tham gia vào phi hành đoàn sẽ có những ứng cử viên tình nguyện đến từ Mỹ và các nước Tây Âu. Họ được bổ sung các kiến thức về thổ nhưỡng, y học, tâm lý học,... và những môn học khác liên quan, nhằm chuẩn bị cho các phi hành gia có thể thích ứng với điều kiện ngoài không gian trong một khoảng thời gian dài như vậy.
Ngoài ra, lần thử nghiệm này cũng nhằm mục đích nghiên cứu những ảnh hưởng của phóng xạ vũ trụ lên các phi hành gia. Vấn đề này từ trước tới nay vẫn được coi là một trong những khó khăn của ngành vũ trụ học. Và đây cũng là một điều chắc chắn sẽ gặp phải trong chuyến bay lên sao Hỏa trong tương lai.
"Lần nghiên cứu này sẽ đặt vấn đề sức khỏe của các phi hành gia lên vị trí ưu tiên hàng đầu".
Poliakov là phi hành gia đã từng có mặt trong chuyến bay dài nhất lịch sử ngành vũ trụ (kéo dài 437 ngày đêm và 17 tiếng 59 phút)- chuyến bay từ trạm vũ trụ Hòa Bình, từ ngày 8/1/1994 tới 22/3/1995. Chuyến bay này cũng đã đạt được những thành công nhất định trong việc nghiên cứu các vấn đề về y tế, thể chất, tâm lý, sinh hoạt của các phi hành gia trong điều kiện ngoài không gian.
Mai Hoa (Theo Rian)