Năm ngôi sao có thể có sự sống ngoài Trái đất

Một vùng có các ngôi sao đang thành hình, cách trái đất 210.000 năm ánh sáng, do kính thiên văn Huble chụp Ảnh: AFP

Năm ngôi sao gần trong Dải ngân hà của chúng ta có thể có sự sống như ở Trái đất và có các nền văn minh thông minh như chúng ta, theo bà Margaret Turnbull, nhà thiên văn Mỹ thuộc Viện Carnegie ở Washington.

Bà chọn năm ngôi sao này giữa 120.000 ngôi sao của Dải ngân hà nằm gần Thái dương hệ dựa theo một số tiêu chuẩn, chẳng hạn kích thước, cấu tạo, độ tuổi và màu sắc của các ngôi sao làm cho chúng giống như mặt trời của chúng ta.

Năm ngôi sao này nằm trong danh sách 10 ngôi sao mà bà Margaret ghi nhận dành cho dự án tương lai "Terrestrial Planet Finder/TPF" (Người tìm hành tinh như trái đất, sẽ được phóng vào năm 2016) của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), với mục tiêu là đi tìm và quan sát các hành tinh tương tự Trái đất.

Trong năm ngôi sao có: ngôi sao beta CVn cách Trái đất khỏang 26 năm ánh sáng (một năm ánh sáng là 9.500 tỉ km) trong chòm sao Canes Venatici; ngôi sao Pegasus 51, nổi tiếng từ năm 1995 khi được xem là hành tinh đầu tiên được phát hiện ngòai thái dương hệ; ngôi sao 16 Sco, trong chòm sao Scorpion gần tâm của Dải ngân hà, được xem là chị em song sinh của Mặt trời... Được xét là ngôi sao có thể là nơi cho con người ở được, một ngôi sao phải có tuổi ít nhất 3 tỉ năm. Bà Margaret Turnbull nói danh sách này chỉ là một danh sách sơ khởi, vì rất khó để xếp hạng các ngôi sao theo mức độ con người có thể sống ở đó được hay không.

N.T.ĐA
Theo Tuổi Trẻ Online/AFP, FT, Space Ref
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video