NASA cũng tin rằng chẳng thứ gì sống được trên Trái đất thứ 2

Trái đất thứ 2 đã từng đem lại rất nhiều hy vọng, nhưng có vẻ như hy vọng nay sụp đổ.

Tháng 8 năm 2016, Tổ chức nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO) đã công bố một hành tinh được ví như anh em song sinh của Trái đất: Proxima Centauri b.

Hành tinh này hội tụ đủ các yếu tố để đem lại hy vọng di cư trong vũ trụ của loài người, như nằm trong vùng Goldilocks - khu vực không quá xa cũng không quá gần sao chủ, đủ để hành tinh duy trì nước dạng lỏng. Hơn nữa, Proxima b lại có khoảng cách được đánh giá là cực gần - "chỉ" 4,5 năm ánh sáng mà thôi.


Proxima b - người anh em của Trái đất.

Tuy nhiên đã từng có ý kiến cho rằng Proxima b không thể ở được. Và theo như một mô hình tính toán mới đây từ NASA, có vẻ như hành tinh này thực sự là một vùng đất chết.

Bạn biết đấy, việc ở trong vùng Goldilocks không đảm bảo hành tinh có một đại dương trên bề mặt.

Nếu như không có một bầu khí quyển dày vừa đủ, nước sẽ không thể bám trụ được. Và nếu bầu khí quyển quá dày, nhiệt độ hành tinh cũng cao một cách khủng khiếp.


Việc ở trong vùng Goldilocks không đảm bảo hành tinh có một đại dương trên bề mặt.

Nhưng chưa đủ. "Nếu muốn tìm ra một hành tinh có thể phát triển và duy trì sự sống, chúng ta cần xác định ngôi sao nào có khả năng nuôi dưỡng nó" - Vladimir Airapetian thuộc nhóm chuyên gia năng lượng Mặt trời của NASA cho biết. Tức là nếu các ngôi sao hoạt động quá mạnh, nó sẽ phát ra những cơn bão đủ để rút cạn khí quyển của một hành tinh, khiến nước không bao giờ tồn tại được trên đó.

Dựa trên yếu tố này, những ngôi sao lùn đỏ như Cận tinh (sao chủ của Proxima Centauri b) bỗng trở thành những ứng cử viên sáng giá để tìm kiếm sự sống. Nguyên do vì đây là những ngôi sao cơ nhỏ, có khối lượng chỉ bằng phân nửa Mặt trời của chúng ta, đồng thời nhiệt độ bề mặt mát hơn đôi chút - khoảng dưới 4.000 độ C.

Thế nhưng, mô hình mới của NASA đã khiến cho toàn bộ hy vọng bị dập tắt. "Sao lùn đỏ thực chất thường xuyên phát ra những vụ nổ từ trường, còn nhiều hơn cả Mặt trời" - William Danchi, thành viên đội nghiên cứu cho biết.


Những cơn bão từ trường do sao lùn đỏ phát ra còn mạnh và thường xuyên hơn Mặt trời.

Những vụ nổ từ trường giải phóng một nguồn năng lượng cực lớn, phá vỡ các phân tử khí quyển trên các hành tinh xung quanh thành nguyên tử rồi ion hóa nó. Các ion không khí sẽ biến mất theo thời gian, để rồi cả bầu khí quyển sụp đổ. Vậy là không có khí quyển, không có nước!

Áp dụng nghiên cứu này vào Proxima b và Cận tinh, NASA kết luận rằng hành tinh này đã mất đi hầu hất các phân tử oxy trong không khí vào khoảng 10 triệu năm đầu tiên sau khi hình thành. Cộng thêm những cơn bão từ trường do Cận tinh phát ra, rõ ràng Proxima b không còn là một nơi lý tưởng để sự sống sinh sôi.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astrophysical.

Cập nhật: 18/02/2017 Theo Trí Thức trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video