NASA kêu gọi đóng góp ý tưởng giúp kính viễn vọng Hubble tránh cảnh bị bốc cháy

Kể từ khi được phóng lên quỹ đạo vào năm 1990, Hubble vẫn luôn được coi là kính viễn vọng không gian mang tính biểu tượng nhất thế giới.

Tuy nhiên, theo dự tính của các các cơ quan vũ trụ, cái kết cuối cùng của Hubble có thể sẽ đến vào những năm 2030, khi quỹ đạo của kính viễn vọng này liên tục giảm độ cao trước khi rơi vào bầu khí quyển của Trái đất và bốc cháy.

Theo đó, kể từ khi được bảo trì lần cuối bởi chương trình tàu con thoi của NASA (hiện đã ngừng hoạt động vào năm 2009), quỹ đạo của kính viễn vọng 32 tuổi này đã giảm độ cao khoảng 25km.

Hubble hiện vẫn đang quay quanh Trái đất ở độ cao 549km. Tuy nhiên, NASA muốn đưa nó trở lại khoảng 600km so với mặt đất, tức vị trí ban đầu khi Hubble được phóng vào năm 1990.


Nếu các hành động khẩn cấp không được thực hiện, quỹ đạo của Hubble sẽ tiếp tục giảm dần trước khi kính rơi vào bầu khí quyển của Trái đất và bốc cháy, dự kiến vào những năm 2030. (Ảnh: NASA)

Để làm được điều này, NASA kêu gọi sự giúp đỡ từ nhiều đơn vị, tổ chức khác nhau, từ đó hiện thực hóa ý tưởng của cơ quan này. Theo đó, NASA muốn sử dụng các tàu vũ trụ tư nhân để giúp tăng quỹ đạo của Hubble. Điều này cho phép mở rộng sứ mệnh của Hubble, cho phép kính có thể tiếp tục hoạt động cùng với kính viễn vọng James Webb mới trị giá 10 tỷ USD của NASA.

Đầu năm nay, SpaceX của Elon Musk đưa ra một đề xuất sử dụng tàu vũ trụ chuyên "chở hàng" Dragon của công ty này, vốn có khả năng thực hiện các sứ mệnh tương tự như các tàu con thoi từng làm trước đây.

Vào thời điểm đó, NASA cho biết họ sẽ xem xét kỹ lưỡng tính khả thi từ lời đề nghị của SpaceX. Tuy nhiên, trong thông cáo mới nhất được đưa ra, NASA mong muốn nhận được đề xuất từ tất cả các công ty tư nhân trong ngành hàng không vũ trụ, về việc làm sao có thể đưa kính Hubble lên quỹ đạo cao hơn.

Điều này có nghĩa, mỗi công ty sẽ phải ra đưa các giải pháp sử dụng tên lửa / tàu vũ trụ phù hợp cho sứ mệnh trên.

Được biết, thời hạn cuối để các công ty hàng không vũ trụ có thể tham gia và trình bày ý tưởng của mình là ngày 24/1/2023.

"Cách làm này là một ví dụ thú vị về các phương pháp đổi mới mà NASA đang khám phá thông qua quan hệ đối tác công-tư", Thomas Zurbuchen, phó quản trị viên của Ban Giám đốc Sứ mệnh Khoa học tại Trụ sở chính của NASA cho biết.

Nếu kính Hubble có thể tăng độ cao quỹ đạo thành công, vòng đời của kính viễn vọng này có thể kéo dài thêm khoảng từ 15 đến 20 năm. Bản thân các công ty hàng không vũ trụ có thể áp dụng giải pháp của mình cho các tàu vũ trụ hay vệ tinh khác để tăng tuổi thọ hoạt động, đặc biệt là với các thiết bị hoạt động ở quỹ đạo gần Trái đất.

Năm ngoái, các kỹ sư đã phải khắc phục sự cố tồi tệ nhất trong nhiều năm đối với Hubble, vốn đã thực hiện tổng cộng hơn 1,5 triệu lượt quan sát.

Các chuyên gia đã dành hơn một tháng để điều tra nguyên nhân của sự cố với máy tính tải trọng giúp điều khiển các thiết bị khoa học trên kính.

Chỉ trong năm nay, Hubble đã chụp được hình ảnh ngôi sao xa nhất trong vũ trụ và sao chổi lớn nhất từng được phát hiện. Người kế vị của nó, Kính viễn vọng Không gian James Webb, đã được phóng vào Ngày Giáng sinh năm ngoái và bắt đầu hoạt động vào tháng Bảy năm nay. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học mong muốn cả 2 kính viễn vọng này sẽ hoạt động song song với nhau trong vài năm tới.

Việc nghiên cứu các giải pháp được gửi tới NASA dự kiến sẽ mất khoảng sáu tháng để hoàn thành. Sau đó các quan chức của NASA sẽ xác định liệu có khả thi để bắt đầu lên kế hoạch cho một sứ mệnh kéo dài tuổi thọ của Hubble hay không.

Cập nhật: 05/01/2023 Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video