NASA lập bản đồ các lỗ đen trong vũ trụ

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã sử dụng vệ tinh SWIFT để chụp không gian ở nhiều góc độ và lập bản đồ các lỗ đen trong khoảng cách dưới 400 triệu năm ánh sáng.

Bản đồ này bao gồm hơn 200 lỗ đen siêu lớn được gọi là AGN (Active Galactic Nuclei - các hạt nhân ngân hà hoạt động), nhiều nhất so với mọi cuộc nghiên cứu từ trước đến nay.

Các AGN có khối lượng tương đương hàng triệu tỷ lần khối lượng Mặt trời nhưng tập trung trong một không gian có kích thước như hệ Mặt trời.

Khái niệm “hoạt động” trong tên của các lỗ đen này thể hiện qua việc chúng hút một số lượng lớn khí và các sao ở gần và phát ra năng lượng khổng lồ.

Vệ tinh SWIFT được NASA phóng lên năm 2004, với nhiệm vụ ban đầu là nghiên cứu các luồng tia gamma trong vũ trụ nhưng cũng có thể dùng để quan sát các tia X năng lượng cao như trong trường hợp nghiên cứu các lỗ đen lần này.

Kết quả nghiên cứu sau 9 tháng của NASA cho thấy hầu như toàn bộ các dải ngân hà trong vũ trụ của chúng ta đều có một lỗ đen nhưng một số đang “ngủ” trong khi một số khác hoạt động như các AGN.

Bản đồ các lỗ đen trong khoảng cách 400 triệu năm ánh sáng
(Ảnh: TTO)

PHƯƠNG THẢO

Theo Nhân dân, Futura-Sciences, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video