NASA muốn hạ cánh xuống vệ tinh Europa của Sao Mộc

Hồi đầu năm NASA cho biết đang phát triển một chiếc tàu vũ trụ năng lượng Mặt Trời, dự kiến phóng vào năm 2020 để nghiên cứu hệ thống sao Mộc. Thú vị hơn, chiếc tàu vũ trụ đó không chỉ bay ngang qua mà còn chở theo một con tàu đáp xuống bề vệ tinh Europa của sao Mộc, lấy mẫu từ các đại dương khổng lồ bên dưới lớp trên đó và xác định xem có dấu hiệu của sự sống hay không.

NASA muốn đáp tàu vũ trụ xuống mặt trăng Europa của sao Mộc

Nguồn tin này được tiết lộ bởi John Culberson, giám đốc tại House Appropriations Subcommittee, cơ quan quản lý ngân sách dự án của NASA. Theo đó, ngoài mục tiêu chính là phát triển con tàu vũ trụ mang tên Clipper để tiếp cận sao Mộc, NASA còn đính kèm thêm một con tàu tự hành để đáp xuống bề mặt. Culberson cho biết nguyên tắc ở đây khá đơn giản, nếu bạn đã tới đó, tại sao không nhân tiện kiểm tra xem có cái gì bên dưới lớp băng dày hay không.


NASA muốn đáp phi thuyền xuống mặt trăng của sao Mộc.

Theo kết quả nghiên cứu từ các sứ mạng trước đây, sao Mộc có vệ tinh Europa với lượng bức xạ đủ để gây tử vong cho con người chỉ sau một vài ngày. Nhưng quan trọng hơn, Europa còn có rất ít hố thiên thạch, dựa vào bề mặt trẻ và mịn của nó, các nhà khoa học cho rằng bên dưới lớp ngoài cùng là một lớp nước và thậm chí là có một đại dương ngầm có khả năng ẩn giấu sự sống.

Mặt khác do tác động rất lớn của sao Mộc, lớp băng này được kéo đẩy lên xuống hàng chục mét mỗi ngày, tạo thành các vết nứt trên bề mặt đóng băng. Bằng tàu tự hành thám hiểm, NASA tin rằng có thể tiếp cận được ngay tại các vết nứt đang hoạt động, thả máy khoan hoặc máy cắt, tiến hành lấy mẫu vật phân tích từ bên dưới lớp băng bí ẩn đó.

Hiện tại NASA vẫn đang tìm một hệ thống tên lửa đẩy để đưa tàu vũ trụ Clipper lên sao Mộc và 1 trong những ứng cử viên sáng giá nhất là SLS, hệ thống có thể nói là nhanh nhất hiện nay, đưa tàu tới sao Mộc trong khoảng 4,6 năm. SLS có thể đưa 70 tấn ra khỏi quỹ đạo Trái Đất và theo nguồn tin thì các kỹ sư đang tìm cách để tàu Clipper dư ra 510kg cho các chân đáp, 230kg cho bộ đáp và khoảng 20-30kg cho các thiết bị khoa học.

Mục tiêu của con tàu là hạ cánh xuống gần những vết nứt đang hoạt động và nếu hình ảnh cũng như kết quả phân tích từ kính viễn vọng Hubble là đúng thì một đại dương bên dưới lớp băng sẽ được thám hiểm. Đồng thời, NASA cũng đang xem xét tới việc lắp một tàu tự hành, tách ra sau khi hạ cánh để khám phá sâu hơn đặc tính của nơi đây.

Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video