NASA thử nghiệm công nghệ in 3D đầu tiên trên vũ trụ

Chiếc máy in 3D đầu tiên của trạm vũ trụ quốc tế ISS giờ đã chính thức được lắp đặt, đi vào hoạt động và đã tạo ra những sản phẩm in 3D đầu tiên.

>>> NASA muốn đưa máy in 3D lên ISS trong năm tới

Mục đích của việc thử nghiệm chiếc máy in này trên trạm vũ trụ quốc tế là để kiểm tra tính khả dụng của nó trong việc tạo ra các bộ phận và công cụ trong môi trường không trọng lực. Sản phẩm đầu tiên được in ra chính là một phần của chiếc máy in này – một bản kim loại mỏng cho đầu phun vật liệu, được trang trí logo Made In Space – công ty đã thiết kế và tạo ra chiếc máy in 3D cho NASA, và cả logo của NASA.

“Khi loài người lần đầu tiên tạo ra công cụ từ đá, không ai có thể tưởng tượng được rằng có một ngày chúng ta sẽ lặp lại ý tưởng đó ngoài vũ trụ”. Giám đốc Aaron Kemmer của công ty Made In Space cho biết. “Sự ra đời của chiếc máy in 3D có thể được xem như một thời khắc bước ngoặt, không chỉ cho sự phát triển của khoa học vũ trụ, mà còn trong việc mở rộng khả năng di cư đến các hành tinh khác của con người".

Ý tưởng nằm sau việc sản xuất tại chỗ này là việc giảm tối thiểu sự vận chuyển các bộ phận và các công cụ từ trái đất. Đó chính là cách nhận tiếp tế của các nhà du hành vũ trụ cho đến thời điểm hiện tại. Ý tưởng này hứa hẹn sẽ giải quyết những thiếu hụt về mặt nguyên vật liệu cũng như các nhu yếu phẩm thiết yếu trên các trạm vũ trụ. Việc lắp đặt chiếc máy in 3D trên trạm vũ trụ quốc tế ISS chính là mô hình mà nhóm nghiên cứu ISS đang sử dụng để thử nghiệm ý tưởng này.

Giai đoạn đầu tiên của quá trình thử nghiệm sẽ bao gồm việc sản xuất ra các bộ phận và công cụ khác nhau, và chúng sẽ được vận chuyện ngược về Trái đất để so sánh với các vật thể tương tự được tạo ra trên Trái đất, để xem chiếc máy in 3D hoạt động như thế nào trong môi trường không trọng lực. Chúng sẽ được kiểm chứng về sức bền, moment quay, độ dẻo cũng như các yếu tố kỹ thuật khác. Kết quả của những thử nghiệm này sẽ cho phép ISS hoàn thiện phiên bản thứ 2 của chiếc máy in 3D, chiếc máy sẽ được vận chuyển lên ISS vào đầu năm 2015.

“Dự án này đã diễn đạt chính xác nền tảng cơ bản của việc sản xuất trên vũ trụ. Kết quả của thử nghiệm sẽ trở thành nền móng cho những khả năng vô hạn trong tương lai, cho phép cắt giảm các bộ phận và khối lượng của các con tàu vũ trụ, từ đó giúp cho việc đưa con người vào vũ trụ trở nên dễ dàng hơn” – Giám đốc dự án Mike Snyder cho biết. “Sản xuất các bộ phận sẽ trở nên hiệu quả hơn, đáng tin cậy hơn và bớt phụ thuộc vào sự trợ giúp từ mặt đất hơn".

Tham khảo: CNET

Theo Trí Thức Trẻ, CNET
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video