NASA thử nghiệm hệ thống đẩy liên sao

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Johns Hopkins đang kiểm tra công nghệ sử dụng nhiệt Mặt trời để đẩy tàu vũ trụ tới rìa hệ sao và tiến vào không gian liên sao.


Thiết kế động cơ đẩy tàu vũ trụ không dùng nhiên liệu đốt. (Ảnh: NASA).

Theo nhóm phát triển công nghệ, lực đẩy nhiệt Mặt trời không phải viễn cảnh xa lạ. Thiết bị mô phỏng của trường đại học, một container chở hàng nghìn bóng đèn LED, có thể chứng minh công nghệ này khả thi, Jason Benjoski, nhà khoa học vật liệu ở Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng thuộc Đại học John Hopkins tại Maryland, Mỹ, cho biết.

Nghiên cứu những gì nằm ngoài nhật quyển, ranh giới mà ở đó, ảnh hưởng của Mặt trời không tồn tại nữa, những khó khăn chủ yếu do khoảng cách. Hai tàu vũ trụ nhân tạo duy nhất từng bay ra ngoài nhật quyển là tàu Voyager 1 và 2, phải di chuyển gần nửa thế kỷ để thu thập dữ liệu về không gian liên sao lần đầu tiên. Đó là lý do NASA làm việc với các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng để tìm kiếm công nghệ giúp đẩy tàu vũ trụ đi ở tốc độ nhanh hơn nhiều. NASA công bố dự án hợp tác hồi tháng 10/2019 và cho biết nhiệm vụ ứng dụng công nghệ mới có thể diễn ra nhanh nhất vào năm 2030.

Thay vì đốt nhiên liệu, tàu vũ trụ hoạt động bằng động cơ nhiệt Mặt trời sử dụng hydro từ Mặt trời, làm nóng và đẩy ra từ ống phun để tạo lực đẩy. Ngoài những thách thức về mặt thiết kế động cơ, tên lửa nhiệt Mặt trời phải đến rất gần ngôi sao để đạt tốc độ đủ nhanh từ 48.280 đến 321.868 km/h mà không bị tan chảy. Hiện nay, rất ít vật liệu có thể chịu được nhiệt độ cao như vậy mà vẫn có thể dẫn khí hydro. Tuy nhiên, Benkoski hy vọng kim loại in 3D có thể là chìa khóa để chế tạo tấm chắn nhiệt.

Cập nhật: 24/11/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video