NASA: Tiểu hành tinh sức công phá kinh hoàng có thể đâm vào Trái đất năm 2023

Một tiểu hành tinh lớn với sức công phá gấp 1.500 lần các quả bom nguyên tử Mỹ nã xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) cộng lại, có thể đâm thẳng vào Trái đất.


Cú va chạm kinh hoàng đầu tiên có thể xảy ra trong vòng 5 năm tới. (Ảnh minh họa: Getty).

Nhật báo Anh Express dẫn các nguồn tin Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, khối đá vũ trụ 2018 LF16, đường kính gần 215m, có tới 62 quỹ đạo tác động khác nhau đối với Trái đất. Trong đó, mỗi quỹ đạo dự kiến đều gây ra một vụ va chạm vơi Trái đất trong vòng 100 năm tới.

Theo NASA, lần cuối quan sát được 2018 LF16 vào ngày 16/6 với những tính toán cho thấy tiểu hành tinh này sẽ đâm vào hành tinh của chúng ta trước năm 2117.

Cú va chạm kinh hoàng đầu tiên có thể xảy ra trong vòng 5 năm tới vào ngày 8/8/2023, 3/8/2024 hoặc 1/8/2025. Đáng chú ý, 2018 LF16 đang di chuyển trong không gian với vận tốc hơn 54.000km/h.

Tờ Express viết: “Một tảng đá vũ trụ cao gấp hai lần tháp đồng hồ Big Ben ở London, cao gấp hai lần Tượng Nữ thần Tự do ở New York và cao gấp bốn lần Cột Nelson ở Quảng trường Trafalgar”.

Một tiểu hành tinh lớn như vậy có thể gây ra một sức công phá kinh hoàng, tương đương với quả bom hạt nhân 57 megaton của Liên Xô phát nổ năm 1961. NASA sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiểu hành tinh 2018 LF16 để đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Cập nhật: 01/12/2018 Theo Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video