NASA tìm thấy "một Trái đất ngoài hành tinh"

Những dữ liệu mới nhất cho thấy mặt trăng Titan của Sao Thổ có địa hình y hệt Trái đất với núi, sông, cồn cát, hồ, thung lũng, miệng núi lửa… NASA gọi nó là "Trái đất ngoài hành tinh".

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrobiology của nhóm khoa học gia Mỹ thuộc nhiều đơn vị, sử dụng dữ liệu mà tàu vũ trụ nghiên cứu Sao Thổ Cassini.

Theo đó, mặt trăng Titan là một hành tinh băng giá được bao phủ bởi các phân tử hữu cơ, có nhiều hồ methane lỏng, có địa hình giống Trái đất và những điều kiện tuyệt vời để hình thành sự sống.


Một miệng núi lửa lớn trên mặt trăng Titan, nơi các nhà khoa học hướng đến mục tiêu tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh - (ảnh: NASA).


Titan có địa hình chứa nhiều núi, sông, thung lũng, hồ... y như Trái đất - (ảnh: NASA).

Lý do duy nhất các phân tử hữu cơ giàu carbon chưa phát triển thành sự sống có lẽ là vì mặt trăng này quá lạnh (nhiệt độ dao động từ -179 độ C đến -300 độ C). Nhiệt độ lạnh này cũng khiến nước trên hành tinh này chỉ tồn tại dưới dạng băng vĩnh cửu. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng nơi ấm áp hơn – các miệng núi lửa – nên là mục tiêu tiếp theo để tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.


Titan khi được bao phủ với lớp khí (giữa) và khi được tách lớp không khí (6 hình xung quanh, chụp 6 góc độ khác nhau) - (ảnh: NASA).

Khi có nhiệt độ phù hợp, các phân tử hữu cơ giàu carbon có thể tạo thành các axit amin, tức các "khối xây dựng sự sống" như đã tìm thấy dưới đáy hồ cổ đại của sao Hỏa. Các axit amin này là tiền đề tạo nên các protein, sau đó là sự sống theo đúng nghĩa.


Titan trong buổi hoàng hôn - (ảnh: NASA).


Một khoảnh khắc khác của Titan - (ảnh: NASA).

Tiến sĩ Morgan Cable, đến từ Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực thuộc đơn vị Triển khai Các hệ thống thiết bị và dự án NASA, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích rằng sự sống sẽ được tạo ra khi các phân tử hữu cơ sơ cấp này được trộn lẫn vào nước ở dạng lỏng. Axit amin sẽ được tạo ra rất nhanh. Điều này có nghĩa nếu chúng ta tìm thấy một nơi đủ ấm trên mặt trăng băng giá để tồn tại nước lỏng, nơi đó có thể chứa đựng sự sống ngoài hành tinh.

Vừa qua, NASA cũng công bố các hình ảnh tuyệt đẹp về mặt trăng Titan – thiên thể được họ ưu ái gọi là "Trái đất ngoài hành tinh", do tàu vũ trụ Cassini ghi nhận trong lần tiếp cận gần nhất. Khi lớp khí mờ bao quanh hành tinh được bóc tách, mặt trăng xinh đẹp này lộ ra bề mặt kỳ ảo với các tông màu dịu dàng như cam đất, tím, hồng nhạt… dưới nhiều sắc độ pha trộn và màu trắng của băng giá.

Cập nhật: 23/07/2018 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video