Nga lên kế hoạch hồi sinh siêu tên lửa Energia thời Liên Xô

Dù chuyến bay đầu tiên và cũng là cuối cùng diễn ra cách đây gần 30 năm, siêu tên lửa đẩy Energia có thể trở thành nền tảng cho tham vọng chinh phục không gian trong tương lai của Nga.

Ngày 15 tháng 11 năm 1988, tàu con thoi không người lái Buran của Liên Xô bay lên trời cao, gia nhập hệ thống tàu con thoi không gian của NASA. Nhưng khi đó Liên Xô đang trên bờ sụp đổ, lần phóng đầu tiên đầy hy vọng đó cũng có thể là lần phóng cuối cùng.

Tương lai dường như cũng không mấy tốt đẹp cho tên lửa Energia từng đẩy tàu con thoi Buran bay vào không gian. Tuy nhiên, những gì có vẻ như là một kết thúc hiển nhiên có thể là khởi đầu mới sau 30 năm dài gián đoạn. Trong khi Buran chấp nhận số phận bất hạnh, Energia có thể trở thành nền tảng cho tên lửa siêu nặng mới của Nga.

Kế hoạch hồi sinh


Một trong ba thiết kế được đề xuất cho siêu tên lửa tương lai của Nga gần giống với tên lửa đẩy Energia thời Liên Xô. Tên lửa này mang theo một tàu thám hiểm để đưa phi hành đoàn từ quỹ đạo đến bề mặt của Mặt Trăng và trở về.

Nga muốn có một siêu tên lửa đẩy. Vài tháng trước, Roscosmos - Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga bắt đầu kế hoạch nghiên cứu ba mẫu thiết kế tên lửa nói trên. Nếu trở thành hiện thực, tên lửa "siêu hạng" mới sẽ là một trong những cỗ máy lớn nhất có thể bay được mà nhân loại biết đến, ngang hàng với tên lửa Saturn V nổi tiếng đã đẩy phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng.

Trong cuộc họp gần đây tại điện Kremlin với những người đứng đầu ngành vũ trụ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ định dự án này là một trong ba ưu tiên hàng đầu cho chương trình vũ trụ của quốc gia. "Tôi muốn nhấn mạnh rằng mọi thời hạn đã được đặt ra cho việc phát triển (của tên lửa hạng siêu nặng) phải được hoàn thành và các chuyến bay thử nghiệm sẽ bắt đầu theo kế hoạch vào năm 2028".

Dòng siêu nặng khởi đầu với các tên lửa có khả năng đưa tải trọng từ 50 đến 60 tấn hoặc nhiều hơn vào quỹ đạo gần Trái Đất (với quỹ đạo xa hơn hoặc các điểm đến liên hành tinh, con số giảm dần tương ứng). Nhưng trong sáu thập niên thăm dò vũ trụ, các tên lửa siêu nặng không có nhiệm vụ nào khác ngoài việc phóng các loại phi thuyền mang phi hành gia như tàu thám hiểm mặt trăng và tàu con thoi. Tên lửa khổng lồ loại này quá đắt, phức tạp và thiếu linh hoạt để sử dụng cho những mục đích thực tế hơn, như ngành công nghiệp phóng vệ tinh đang bùng nổ trong lĩnh vực khoa học, kinh doanh và quân sự.

Điều đó không ngăn cản việc xây dựng siêu tên lửa thế hệ mới để mang con người ra khỏi quỹ đạo gần Trái Đất. NASA đang nghiên cứu Hệ thống phóng tên lửa không gian (SLS) khổng lồ. Falcon Heavy của SpaceX đã thực hiện chuyến bay phô trương đầu tiên hồi tháng 2 năm nay. Trung Quốc thậm chí còn lên kế hoạch cho tên lửa siêu nặng để cạnh tranh với huyền thoại Saturn V.

Những thất bại trong quá khứ


Tàu con thoi không gian Buran với tên lửa đẩy Energia sắp được phóng đi từ sân bay vũ trụ Baikonur vào tháng 10 năm 1988.

Liên Xô đã hai lần cố gắng xây dựng một siêu bệ phóng phi thuyền không gian trong Chiến tranh Lạnh. Tên lửa mặt trăng N-1 cao 100 mét của thập niên 1960 là để cạnh tranh với chương trình Apollo của Mỹ. Sau bốn lần phóng không thành công, dự án N-1 đã bị hủy bỏ vào năm 1974.

Phải mất thêm một thập niên nỗ lực nữa để Liên Xô đưa ra tên lửa Energia với hai lần phóng thành công lớn vào năm 1987 và 1988. Tên lửa dài gần 60 mét này được hoan nghênh rộng rãi như thể đó là tên lửa tiên tiến và mạnh mẽ nhất thời đại.

Nhưng khi Liên Xô tan rã năm 1991, Energia bị bỏ không tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Đội ngũ công nhân và kỹ sư đã bỏ lại tên lửa, và các công nghệ chủ chốt - như động cơ hydro cực kỳ phức tạp - không còn được sản xuất.

Trong gần hai thập niên, khi Nga gặp khó khăn thời hậu Liên Xô, việc khôi phục Energia chưa lần nào được đưa ra thảo luận nghiêm túc. Nhưng với sự gia tăng của giá dầu và sự phục hồi kinh tế của đất nước, Putin đang tìm cách tái khẳng định nước Nga trên vũ đài thế giới. Sự xuất hiện của tên lửa hạng nặng thế hệ mới mang đến cơ hội hấp dẫn.

Sự trở lại đầy triển vọng của gã khổng lồ không gian


Trước khi phóng tên lửa đẩy Energia với tàu con thoi Buran, ngày 15 tháng 11 năm 1988.

Theo đề xuất, tên lửa đẩy Energia thế hệ mới có thể chở tải trọng lên tới tới 80 tấn vào quỹ đạo gần Trái Đất và khoảng 20 tấn vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng. Trong khi chiếc Energia nguyên bản chỉ có thể mang theo một chiếc máy bay không gian bên hông, tên lửa mới được thiết kế để mang trọng tải ở tầng chóp có hình nón, đưa chúng lên các quỹ đạo mặt trăng.

Với sự tán thành của ​​điện Kremlin, Roscosmos đã ký hợp đồng với các nhà thiết kế tên lửa hồi tháng 4 năm nay, bao gồm việc phát triển siêu tên lửa vào cuối năm 2019. Ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, có hai tên lửa nhỏ hơn cạnh tranh với Energia.

Nếu thiết kế mới của Energia được chọn, dự án sẽ cần phải xây dựng lại những động cơ đốt hydro khổng lồ RD-0120. Ba trong số những động cơ này sẽ đẩy tầng lõi khổng lồ của tên lửa với đường kính 7,7 mét, tương đương kích thước của Energia nguyên bản. Bốn bộ đẩy của động cơ RD-171 ở tầng đầu tiên, kế thừa trực tiếp từ Energia, sẽ nâng tên lửa trong hai phút bay đầu.

Hiện tại, tên lửa siêu hạng nặng của Nga vẫn còn trong giai đoạn thiết kế và lên kế hoạch. Nhưng với cam kết của Roscosmos về việc tham gia vào chương trình xây dựng trạm không gian trên quỹ đạo quanh Mặt Trăng của NASA, siêu tên lửa này nhiều khả năng sẽ là cỗ máy khổng lồ giúp ghi dấu của con người bên ngoài quỹ đạo Trái Đất.

Cập nhật: 13/08/2018 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video