Nga phát hiện lỗ thủng trên ISS là cố ý

Các nhà điều tra Nga cho rằng lỗ thủng nhỏ gây rò rỉ khí oxy trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hồi tháng 8 là do hành động cố ý.

Phát biểu trên Đài truyền hình ngày 2/10, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Roskosmos, ông Dmitry Rogozin, cho biết ủy ban điều tra thứ nhất đã công bố báo cáo, trong đó loại trừ lỗi kỹ thuật dẫn tới lỗ thủng này.


Tàu vận tải HTV-6 của Nhật Bản tiếp cận Trạm Vũ trụ quốc tế lần cuối trước khi được kết nối bằng thiết bị điều khiển từ xa Canadarm 2, ngày 13/12/2016. (Ảnh (do NASA cung cấp): AFP/TTXVN).

Theo ủy ban điều tra, lỗ thủng do một mũi khoan gây ra. Trước đó, nhận định này cũng từng được công bố.

Theo ông Rogozin, ủy ban điều tra thứ hai đang tiến hành xác minh và sẽ đưa ra kết luận sau.

Lỗ thủng nhỏ trên thân tàu vũ trụ Soyuz, do Nga sản xuất, kết nối với ISS đã được phát hiện từ tháng 8 và đã nhanh chóng được bịt lại. Nhiều giả thiết đã được đưa ra sau khi lỗ hổng này được phát hiện, gây giảm áp suất và rò rỉ khí oxy trên ISS. Các kỹ sư thiết kế tin rằng đây là hệ quả sau vụ va chạm với một thiên thạch siêu nhỏ.

Tàu Soyuz đưa các nhà du hành lên ISS vào tháng 6 vừa qua để thực hiện một sứ mệnh kéo dài 6 tháng và hiện được kết nối với ISS.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã xác nhận về sự cố này, đồng thời cho biết đây là một sự cố rò rỉ áp suất không đáng kể và phi hành đoàn đã tìm cách khắc phục.

Hiện có 6 du hành gia làm việc trên ISS, gồm 3 nhà du hành thuộc NASA, 1 nhà du hành thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu và 2 nhà du hành vũ trụ thuộc Roscosmos.

Cập nhật: 03/10/2018 Theo TTXVN/Báo Tin Tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video