Nga rút khối lượng lớn uranium ra khỏi Đức

Sáng nay, Nga đưa 326 kg uranium đã được tinh chế ra khỏi một lò phản ứng xây từ thời Liên Xô tại phía đông nước Đức. Số uranium này được vận chuyển về Nga trên một chiếc chuyên cơ có thể đảm bảo an toàn phóng xạ ngay cả khi bị rơi.

Ông Udo Herwig, giám đốc trung tâm nghiên cứu hạt nhân Rossendorf, nơi 326 kg uranium được lưu trữ và chuẩn bị cho việc vận chuyển nói trên cho biết, nơi đến của số chất phóng xạ này là một trung tâm xử lý tại Podolsk, Nga.

Cảnh sát Đức đảm nhận việc bảo vệ cho việc vận chuyển uranium từ trung tâm Rossendorf nằm sâu trong rừng tới sân bay Dresden. Phát ngôn viên cảnh sát nước này Thomas Herbst thông báo, khoảng 500 cảnh sát cùng nhiều sĩ quan an ninh mặc thường phục được huy động cho chiến dịch đặc biệt này.

Chiếc xe tải đang chở uranium ra chiếc máy bay chở hàng Ilyushin IL-76 tại sân bay Dresden sáng sớm hôm nay. (Ảnh: Reuters)

Đoàn xe cảnh sát gồm khoảng 40 chiếc đã hộ tống chiếc xe tải chuyên dụng chở 326 kg uranium trên đoạn đường ra sân bay dài 10 km. Tại phi trường Dresden, lượng chất phóng xạ này được đưa lên chiếc máy bay chở hàng hiệu Ilyushin IL-76 của Nga.

Để đảm bảo an toàn, lực lượng an ninh Đức đã tổ chức một đoàn xe hộ tống thứ hai để đánh lạc hướng. Nhưng nhóm những người biểu tình chống hạt nhân gồm khoảng 20 đến 30 người đã chặn đoàn xe chở uranium để phản đối, buộc đoàn xe phải dừng lại giây lát và chạy sang đường khác.

Xe cảnh sát Đức hộ tống chiếc xe tải ra tận chân cầu thang máy bay. (Ảnh: Reuters)

Các chuyên gia tiết lộ, khoảng hai phần ba số uranium nói trên đã được tinh chế ở mức cao. Theo tính toán, nếu được làm giàu ở mức độ đạt yêu cầu chúng có thể cung cấp nhiên liệu cho một vài quả bom nguyên tử. Một phần ba trong 326 kg uranium còn lại chỉ được tinh chế ở mức thấp.

Giám đốc trung tâm nghiên cứu Rossendorf cho biết, mọi phương án an toàn trong quá trình vận chuyển đều đã được tính đến. Theo ông, ngay cả trong tình huống tồi tệ nhất là máy bay bị rơi thì số uranium vẫn được đảm bảo sẽ không gây hại cho môi trường.

Các chuyên gia từ Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Cơ quan quản lý an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ cũng có mặt để hỗ trợ Nga vận chuyển uranium ra khỏi Đức. Ngay khi quay trở lại Nga, số uranium này sẽ được xử lý để giảm mức độ tinh chế nhằm triệt tiêu các nguy cơ.

Trung tâm nghiên cứu Rossendorf được Liên Xô cho xây dựng tại Đông Đức trước đây. Lò phản ứng tại đây đã bị đóng cửa sau khi nước Đức thống nhất năm 1990, nhưng trung tâm Rossendorf vẫn là một địa điểm nghiên cứu khoa học kỹ thuật cao quan trọng.

Một chiếc Ilyushin IL-76 của Nga. (Ảnh: Airliners)

Việc chuyển uranium từ Đức về Nga nằm trong chương trình hợp tác chung giữa Nga và Mỹ mang tên Sáng kiến nhằm giảm nguy cơ toàn cầu (GTRI). Chương trình này có mục tiêu tìm kiếm, đảm bảo an toàn và thu hồi những nguyên liệu hạt nhân nguy hiểm trên khắp thế giới nhằm ngăn nguy cơ chúng rơi vào tay các phần tử khủng bố.

Theo số liệu của Mỹ, kể từ khi chương trình GTRI được khởi động năm 2004 đến nay đã có hơn 400 địa điểm nhạy cảm trên khắp thế giới, những nơi có đủ số chất phóng xạ để sản xuất 6.000 quả bom "bẩn", được đảm bảo an toàn.

Đình Chính

Theo Reuters, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video