Nga thử nghiệm nhà máy điện hạt nhân nổi

Liên bang Nga đã bắt đầu thử nghiệm nhà máy điện hạt nhân nổi được đặt trên tàu mang tên "Viện sĩ Lomonosov".

Theo tờ Sputnik, quá trình thử nghiệm nhà máy điện độc đáo này sẽ kéo dài khoảng một năm. Nhà máy điện hạt nhân nổi "Viện sĩ Lomonosov" có lượng choán nước 21,5 tấn. Công suất của nhà máy này có thể lên đến 70 MW, đủ để cung cấp điện cho một thành phố với dân số hơn 200.000 người, một cảng biển hoặc các giàn khoan dầu khí ở ngoài khơi.

Ngoài ra, các lò phản ứng cũng có thể được sử dụng để biến nước mặn thành nước ngọt, có khả năng sản xuất 240.000m3 nước mỗi ngày để phục vụ sinh hoạt và các nhu cầu kinh tế. Thời gian hoạt động của nhà máy điện hạt nhân nổi này là khoảng 40 năm.

Dự kiến, sau các cuộc thử nghiệm, nhà máy "Viện sĩ Lomonosov" sẽ được đưa vào vận hành tại thành phố cảng Pevek thuộc khu tự trị Chukotka ở cực Đông Bắc của LB Nga. Khu vực này có nhiều công ty lớn chuyên sản xuất dầu, khí ga tự nhiên, vàng và nhiều khoáng sản khác.

Nhà máy điện hạt nhân nổi là một tổ máy điện di động có công suất thấp, phù hợp với xu hướng sản xuất điện mới nhất hiện nay, sản xuất điện tại các khu vực có nhu cầu sử dụng điện tức thời.


Mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga. (Nguồn: TTXVN).

Tuy nhiên, nhà máy này không phải là tàu thủy tự hành, nó phải được kéo đến một vị trí xác định ở các khu vực ven biển. Khi đã ổn định vị trí, nhà máy điện hạt nhân nổi được kết nối với cơ sở hạ tầng bờ biển để cung cấp điện và nhiệt cho các khu dân cư. Một nhà máy điện hạt nhân nổi có công suất tối đa là hơn 70MW. Nhà máy được trang bị hai lò phản ứng KLT-40S với khả năng sinh nhiệt 150MW/lò.

Vào tháng 12/2016, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga sẽ bắt đầu tải nhiên liệu hạt nhân lên tổ máy điện của Akademik Lomonosov. Tổ máy điện được kỳ vọng sẽ sẵn sàng cho quá trình vận chuyển vào tháng 10/2017. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động trong tháng 11/2019.

Tiềm năng của dự án đã thu hút sự chú ý của rất nhiều quốc gia. Trung Quốc và Indonesia đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới thiết kế tổ máy điện nổi. Ngày 29/07/2014, Công ty Rusatom Overseas của Nga và Công ty Năng lượng mới CNNC Trung Quốc đã ký Ý định thư về việc hợp tác phát triển các nhà máy điện hạt nhân nổi.

Tiếp đó, ngày 10/09/2015, tại Jakarta, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Indonesia (BATAN) đã ký Biên bản Ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân công suất cao và các nhà máy điện hạt nhân nổi tại Indonesia.

Các nhà máy điện hạt nhân nổi sở hữu rất nhiều đặc điểm nổi trội. Một nhà máy điện hạt nhân nổi là một công trình sản xuất điện tự động; toàn bộ nhà máy được xây dựng trên xưởng đóng tàu như một tàu thủy không tự hành và được kéo ra biển hoặc ra sông tới vị trí sử dụng. Khách hàng được cung cấp các cơ sở sản xuất điện hoàn chỉnh và đã được kiểm nghiệm sẵn sàng để vận hành, bao gồm cả khu nhà ở và cơ sở hạ tầng hoàn thiện, bao gồm cả nơi ở cho nhân viên vận hành và bảo trì nhà máy.

Khả năng di động của nhà máy cho phép đưa nó từ điểm này đến điểm khác khi cần thiết. Chính vì vậy, các nhà máy điện hạt nhân nổi rất phù hợp cho việc vận hành tại các vùng hẻo lánh ven biển hay ven sông, xa hệ thống cung cấp điện trung tâm. Một số các giải pháp đột phá về tính an toàn và phòng chống thiên tai đã được đưa vào thiết kế. Nhà máy điện ban đầu được thiết kế với "sức mạnh tăng cường" có khả năng chống chịu tối đa trước thảm họa sóng thần, va chạm với tàu thuyền hay các công trình ngoài khơi khác.

Cập nhật: 06/07/2016 Theo tgvn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video