Ngắm mẫu máy bay nổi tiếng nhất nhưng sắp "về vườn" của Boeing

Boeing vừa cho hay hãng có thể ngừng sản xuất mẫu tàu bay biểu tượng 747, chiếc máy bay thân rộng thống trị bầu trời hơn bốn thập niên, đã và đang là chuyên cơ riêng của nhiều nguyên thủ.

Hơn 40 năm qua, mẫu tàu bay thân rộng Boeing 747 thống trị bầu trời, chứng kiến nhiều thay đổi trong quy định hành không và chiến lược kinh doanh của các hãng bay. Vô số cải tiến về kỹ thuật đã được tiến hành trên mẫu này trước "ngày tàn" của nó. Theo trang Business Insider, Boeing hiện sản xuất một chiếc 747 mỗi tháng, song từ tháng 9 tới đây, hãng chỉ cho ra lò một chiếc vào mỗi hai tháng.

Từ khi ra đời vào năm 1969, Boeing 747 đã thay đổi cách bay của con người. Với khả năng chuyên chở 500 hành khách đi hơn 9.600km, máy bay này cho phép các hãng hàng không khai thác nhiều điểm đến mới trong lúc vẫn có lời bằng cách giảm chi phí hoạt động cho mỗi chỗ ngồi hành khách. Năm 2005, nhà sản xuất máy bay châu Âu Airbus cho ra mắt mẫu tàu bay hai tầng A380-800. Đây có lẽ là đối thủ đáng gờm nhất mà Boeing 747 từng gặp.


Từ khi ra đời vào năm 1969, Boeing 747 đã thay đổi cách bay của con người.

Gần đây, cả Boeing cùng Airbus đều đang gặp khó trong việc tìm khách hàng. Hai mẫu tàu bay "khủng" của họ bỗng chốc trở nên thiếu thực tế với các hãng hàng không khi có giá thành cao và không thực sự tiết kiệm năng lượng. Nhu cầu máy bay phản lực loại lớn cũng giảm khi quy định hàng không thay đổi.

Các chặng bay dài và xuyên đại dương thường được thực hiện bởi Boeing 747 và các mẫu khác có ba hoặc bốn động cơ cùng thân rộng, vì số lượng động cơ được cho là tỷ lệ thuận với độ an toàn. Song khi động cơ phản lực hiện đại trở nên đáng tin cậy và ít hỏng hơn, tư duy và quy định hàng không thay đổi. Vì thế, các hãng bay trở lại với loại tàu bay nhỏ hai động cơ và sử dụng nhiên liệu hiệu quả.

Khi thời đại của mẫu Boeing 787 Dreamliner nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn đang đi lên, hãy cùng nhìn lại những ngày hoàng kim của Boeing 747 - "con cưng" của nhà sản xuất Mỹ.


Boeing 747 lần đầu cất cánh vào tháng 2/1969. Chiếc máy bay trên ra đời ở nhà máy tại thành phố Everett, bang Washington (Mỹ) sau 16 tháng làm việc của 50.000 nhân viên Boeing. Đội ngũ này được biết đến với cái tên "The Incredibles".


747 là canh bạc lớn đối với hãng. Khi suy nghĩ phổ biến của thế giới lúc đó là loại tàu bay vượt âm, Boeing đặt cược rằng hành khách muốn du lịch thoải mái với số tiền ít hơn.


Sếp hãng hàng không Pan Am khi đó là Juan Trippe nói với Boeing rằng ông cần loại tàu bay lớn gấp đôi mẫu Boeing 707 đang hoạt động vào thập niên 1960. Đáp ứng nhu cầu của Pan Am, Boeing thêm lối đi thứ hai vào cabin, tạo ra loại tàu bay thân rộng. Theo nhà sản xuất, 747 có thể chở 3.400 kiện hành lý và có thể được dỡ toàn bộ hành lý chỉ trong bảy phút. Mẫu tàu bay còn có thể chở đến 550 hành khách và các yếu tố này khiến nó trở nên khác biệt.


Đến thập niên 1970, hai loại tàu bay mới có thân rộng và ba động cơ của Boeing xuất hiện là Lockheed L-1011 và McDonnell Douglas DC-10. Boeing tiếp tục cải tiến phiên bản gốc 747-100 bằng biến thể mới ra mắt cuối năm 1971 với động cơ mạnh hơn và lớn hơn, đó là dòng 747-200.


Một thập niên sau, Boeing cập nhập mẫu 747 lần nữa. Phiên bản này được gọi là "-300", song nó không phổ biến như kỳ vọng. Đến năm 1989, hãng cho ra lò tiếp "-400" và đây là dòng phổ biến nhất trong các biến thể của 747. Năm 2011, nhà sản xuất Mỹ ra mắt phiên bản mới nhất của loại này, gọi là Boeing 747-8. Đây là máy bay chở khách dài nhất thế giới


Hơn bốn thập niên, 747 được triển khai, cải tiến theo nhiều cách khác nhau. Nó biến thể từ loại tàu bay chở nước chữa cháy...


...đến tàu con thoi không gian...


...và máy bay chuyên chở hàng hóa.


Đây là loại tàu bay được chọn làm chuyên cơ chính thức cho nguyên thủ Trung Quốc...


...Nhật Bản...


...và Mỹ.


Song phải đến khi đứng vào đội bay của các hãng hàng không lớn, 747 mới trở thành biểu tượng của Boeing.


Chiếc Boeing 747 của Singapore Airlines...


...của Lufthansa (Đức)...


...của hãng hành không Philippines...


...của South African Airways...


...và của Delta (Mỹ).


Boeing bán được hơn 1.500 chiếc 747. Loại tàu bay này tồn tại lâu hơn mẫu Concorde, DC-10, McDonnell Douglas MD-11 và cả Lockheed L-1011. Hiện 747 có hai anh chị em là loại 747 nhỏ hơn và mẫu 787 Dreamliner. Quyết định sản xuất chậm lại của Boeing giúp đội ngũ bán hàng của hãng có thêm thời gian để đem về các đơn hàng mới. Dù doanh số của tàu bay loại lớn còn thấp, danh hiệu "Nữ hoàng của bầu trời" sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều thập niên nữa. Chúng ta chỉ vừa tiến vào buổi đầu trong sự kết thúc của kỷ nguyên tàu bay "khủng", dù Boeing có quyết định xử lý ra sao với đứa "con cưng" nổi tiếng nhất của hãng.

Cập nhật: 02/08/2016 Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video