Vào ngày 3/3 tới, sẽ xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần (lần gần nhất xảy ra hiện tượng này cách đây đã 2 năm). Tại Mỹ, khu vực được cho là quan sát tốt nhất hiện tượng này chính là khu vực bờ biển ở phía đông.
Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng, trong quỹ đạo quanh Trái Đất, đi vào cái bóng của Trái đất. Cái bóng có hai phần, phần tối hơn ở bên trong và vùng nửa tối sáng hơn ở bên ngoài. Nếu toàn bộ Mặt trăng đi vào phần tối, sẽ xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Nếu phần tối chỉ che một phần của Mặt Trăng, nguyệt thực sẽ từng phần.
Người dân ở châu Âu và châu Phi cũng có thể quan sát được hiện tượng này. Nhiều nhà khoa học còn cho rằng ở 2 khu vực này quan sát cực kỳ tốt. Tuy nhiên, khu vực bờ biển phía đông của Mỹ sẽ được thưởng thức hiện tượng này lâu nhất và tốt nhất.
Nhật thực toàn phần của Mặt trăng mang theo các vùng tối khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện trong khí quyển của Trái đất. Dải màu từ màu cam sẫm tới màu nâu thẫm. (Ảnh: Martin Berner)
Mặt Trăng sẽ có màu gì trong lúc xảy ra nguyệt thực? Trong những lần nguyệt thực toàn phần ở quá khứ, Mặt trăng đã chuyển thành màu nâu, cam, đỏ thẫm, và đỏ gạch. Theo các nhà khoa học, khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực sẽ xuất hiện một dải các bóng tối bởi vì ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển của Trái Đất nên nằm rải rác và trở nên đỏ ửng... Vậy còn lần này, Mặt trăng sẽ có màu gì? Câu trả lời sẽ có vào ngày 3/3 tới.
Khu vực bờ biển phía đông Bắc Mỹ sẽ được chứng kiến 75 phút hiện tượng này. Lần gần đây nhất xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần vào năm 2004. (Ảnh: Roen Kelly)
Thiện Kha