Nghiên cứu biển Đông bằng thiết bị công nghệ hiện đại

Nhà nước cần đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại và lực lượng khoa học có trình độ cao để tiếp tục khám phá nguồn tài nguyên quý báu của biển Đông.

Trên đây là chia sẻ của GS.TS Lê Đức Tố, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ Biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội (KC09/06-10) về tình hình nghiên cứu liên quan đến biển Đông.

Kho tàng quý giá

Theo GS Tố, các tư liệu nghiên cứu về biển Đông hiện nằm rải rác ở rất nhiều cơ quan nghiên cứu. Điều mà ngành khoa học làm được là có thể biết rõ được biển Đông của Việt Nam có những gì. Ví dụ, những năm trước đây, ta chỉ biết trên biển Vịnh Bắc bộ có hơn 200 loài cá, nhưng qua khảo sát của Chương trình nay biết được ở đây có tới 600 loài cá. “Có những loài đặc hữu, chỉ có ở Vịnh Bắc bộ. Ngoài ra còn có rất nhiều dược liệu quý khác”, GS Tố nói.


Âu tàu đảo Song Tử Tây thuộc huyện đảo Trường Sa ( Khánh Hòa ), sức chứa khoảng
100 tàu cá loại công suất dưới 400 CV (Ảnh: TTXVN).

Với đề tài KC09.07/06-10 “Quy phạm kỹ thuật phục vụ xây dựng công trình biển trên nền san hô thuộc quần đảo Trường Sa” do Học Viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) thực hiện, lần đầu tiên ở Việt Nam đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng công trình cho các đảo san hô trên quần đảo Trường Sa. Đề tài đã đưa ra được hệ thống mặt cắt địa chất công trình cho 2 đảo (Song Tử Tây và Sinh Tồn); các bảng biểu số liệu, tài liệu về bộ chỉ tiêu kỹ thuật của san hô và nền san hô tại vùng Trường Sa; báo cáo phân tích về bộ chỉ tiêu kỹ thuật của san hô và nền san hô. Đây sẽ là tư liệu quý có thể áp dụng cho việc xây dựng các công trình trên các đảo biển Việt Nam.

Nằm trong chương trình nghiên cứu về Biển, GS Châu Văn Minh cùng các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã phân lập được hợp chất Holothurien A3 có hoạt tính chống ung thư và phương pháp chiết hợp chất này từ loại hải sâm Holothuria Scabra. Các nhà khoa học cũng xác định được 18 chất mới, phát hiện được các hoạt tính mới đáng quý của nhiều chất phân lập được từ sinh vật biển.

Một kết quả nữa cũng đáng được ghi nhận đó là đề tài “Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc bộ” (KC09.13/06-10) do PGS.TS Trần Đức Thạnh, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển thực hiện. Đề tài đã đưa ra được hệ thống thông tin tư liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường, thiên tai, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.


Tổ hợp chân đế-khối thượng tầng Giàn khoan khai thác Mộc Tinh-Biển Đông
(gọi tắt là Chân đế giàn Mộc Tinh ) thuộc dự án Dầu khí Biển Đông.

Từ đó, đã cho ra các bản đồ chuyên đề và tổng hợp tỷ lệ 1/50.000 và 1/200.000. Đây là cơ sở khoa học - kỹ thuật cho việc định hướng phát triển các khu công nghiệp khai thác toàn diện tài nguyên (sinh vật, sinh thái, du lịch, các vũng vịnh, cửa sông và hải đảo). Nó không chỉ cần thiết cho công tác an ninh quốc phòng mà còn là cơ sở khoa học cho các bộ, ngành, địa phương trong quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên.

Cần đầu tư thêm

Mặc dù vậy, các nhà khoa học trong ngành vẫn nhận thấy cần có những nghiên cứu chi tiết hơn. Theo GS Tố, hiện các nghiên cứu về biển đã đưa ra các bản đồ về địa chất, sinh vật, tài nguyên... trên biển, song nếu chỉ là các bản đồ tỉ lệ 1/500.000 vẫn là quá lớn. Vì vậy, cần phải có các nghiên cứu nhỏ để khoanh vùng gọn hơn tài nguyên, sinh vật biển sẽ tốt hơn cho hoạt động khai thác và bảo vệ.

Một trong những điểm được GS Tố nhấn mạnh đó là đầu tư trang thiết bị cho nghiên cứu biển. Theo ông, hiện Việt Nam có diện tích biển rộng lớn nhưng nếu tính con số đầu tư của Chương trình 5 năm tương đương 5 triệu USD thì rất khó để nghiên cứu chi tiết.

Hiện Việt Nam không có một con tàu nào dùng cho việc nghiên cứu biển, vì vậy với mỗi đề tài cần khảo sát, nghiên cứu trên biển lại phải thuê tàu của ngư dân, của hải quân... do vậy rất hạn chế thời gian khảo sát”, TS Tố bày tỏ.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video