Nghiên cứu mới giúp robot cảm nhận được sự đau đớn giống con người

Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Cornell, Mỹ mới đây công bố, họ đã thành công trong việc tái tạo cảm giác cơ thể cho một robot. Điều này có nghĩa robot cũng có thể cảm nhận được sự đau đớn giống con người.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Cornell, Mỹ thực hiện điều này bằng cách tái tạo một hệ thống thần kinh hữu cơ nhờ sử dụng cáp sợi quang học. Về lý thuyết đây là cách tiếp cận rất hiệu quả với robot hình người. Khi đó, các cảm biến bên ngoài sẽ kết nối với hệ thống cáp kết nối và truyền tải cảm giác tới bộ vi xử lý máy tính.

Theo Thenextweb, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nền tảng DWS với ML để tạo ra những cảm biến đặc biệt trên robot, giúp nó có thể cảm nhận được cơ thể nó có đang chịu tác động của ngoại lực hay không.


Những cảm biến đặc biệt trên robot, giúp nó có thể cảm nhận được cơ thể nó có đang chịu tác động của ngoại lực hay không.

Nhưng cần phải hiểu rằng, nghiên cứu trên của Đại học Cornell không nhằm tạo ra một mẫu robot có khả năng cảm nhận sự đau đớn. Công trình này chỉ giúp mở ra cơ hội phát triển những hệ thống an toàn tự động cho robot, giúp chúng biết được hành động nào là nguy hiểm với chính nó và tránh xa trước khi mọi thứ quá muộn.

Vài năm trước, hai nhà nghiên cứu tại Đại học Lisbon, Bồ Đào Nha đã phát triển thành công một hệ thống giúp robot có thể cảm nhận được sự đau đớn. Tuy nhiên hệ thống này không thực sự tái tạo chính xác cảm giác đau giống như con người phải chịu đựng. Lấy cảm hứng từ trạng thái đau của con người, họ đã chia cảm giác đau của robot thành 4 mức độ khác nhau từ không cảm giác, nhẹ, vừa và đau dữ dội.

Thời điểm đó, hai nhà khoa học chỉ tập trung vào việc cụ thể hóa cơn đau trên robot dựa trên những nghiên cứu về cảm giác đau ở người. Về cơ bản, nhóm nghiên cứu muốn tìm cách dạy robot về cách di chuyển trong không gian mà không bị đâm vào mọi thứ xung quanh, dẫn tới tự hại chính mình.

Cơ chế đau vốn dĩ là một cách để cảnh báo cho cơ thể. Nếu thiếu nó con người sẽ dễ gặp nguy hiểm vì không biết mọi thứ xung quanh sẽ ảnh hưởng thế nào đến cơ thể khi họ va chạm phải. Tuy nhiên ở người cũng có hội chứng mất khả năng cảm nhận nỗi đau (CIP). Những ai không may mắc phải hội chứng này sẽ miễn nhiễm với mọi đau đớn nhưng cũng rất nguy hiểm vì họ không biết đâu là giới hạn nên dừng.

Xây dựng cảm giác đau cho robot giống như con người vẫn là thách thức rất lớn với đội ngũ khoa học trên thế giới. Nhưng nếu biết cách áp dụng trí tuệ nhân tạo và máy học trong nghiên cứu mô phỏng cảm giác đau, chúng ta hoàn toàn có thể mơ về những con robot hiểu và thông cảm được cho nỗi đau của con người và biết cách tránh né những tai nạn đáng tiếc.

Cập nhật: 11/12/2018 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video