Nghiên cứu thành công loại pin dẻo có thể in lên mọi loại vải

Tiềm năng ứng dụng của loại pin dẻo mới trên các loại quần áo thông minh, đồ thể thao hoặc ứng dụng quân sự công nghệ cao sẽ rất lớn trong tương lai.

Khi xu thế Internet of Things (IoT) ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, đồng thời mở đường cho nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến thì các nhà sản xuất lại gặp một trở ngại mới. Đó là giới hạn về chất lượng và kích thước pin khi tích hợp trên các thiết bị. Tuy vậy cũng từng lâu, các nhà nghiên cứu đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách phát triển một loại pin có thể in trực tiếp lên vải.


Loại pin này có thể in trực tiếp lên vải.

Nazmul Karim, đồng tác giả nghiên cứu tại ĐH. Manchester, V.Q Anh đã cùng các cộng sự tìm cách phát triển công nghệ pin mới có thể in được trên mọi loại vải.

Thông thường các siêu tụ điện có nhiệm vụ cấp nguồn cho các thiết bị đeo khi sử dụng pin thông thường. Nhưng với nghiên cứu này, nhóm phát triển sử dụng một dạng siêu tụ điện linh hoạt trạng thái rắn. Những tụ này được in bằng mực graphene-oxit có thể dẫn điện trên bề mặt vải bông.

Sở dĩ lựa chọn chất liệu cotton hay vải bông trong nghiên cứu bởi khả năng tương tác tốt của chất liệu này với mực graphene-oxit. Nhờ đó, sự ổn định của các điện cực luôn được đảm bảo tối đa.


Những tụ này được in bằng mực graphene-oxit có thể dẫn điện trên bề mặt vải bông.

Khi công nghệ in pin lên vải trở nên phổ biến, chúng ta sẽ sớm thấy những thay đổi lớn trên thiết bị đeo, đồ thể thao công nghệ hay các ứng dụng quân sự. Thậm chí theo dự đoán của tiến sỹ Karim, các bác sỹ trong tương lai có thể chuẩn đoán và theo dõi bệnh nhân bằng các loại quần cáo công nghệ cao.

Triển vọng của công nghệ trên không phải không có cơ sở khi chi phí sản xuất loại mực in graphene-oxit tương đối thấp. Đó là chưa kể loại pin dẻo này có thể dễ dàng bóc tách và vệ sinh sạch sẽ.


In phun là một trong những kỹ thuật hứa hẹn nhất giúp chế tạo các loại pin này.

In phun là một trong những kỹ thuật hứa hẹn nhất giúp chế tạo các loại pin này dành cho thiết bị đeo thông minh. Kỹ thuật này tỏ ra vượt trội hơn so với các kỹ thuật sản xuất truyền thống như khuôn mẫu hoặc phương pháp kỹ thuật số. Đồng thời in phun cũng giúp giảm lãng phí nguyên liệu, chất thải và tăng khả năng tương thích với nhiều loại chất nền khác nhau.

Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí 2D Materials mới đây.

Cập nhật: 21/08/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video