Ngoài loài gián ra, sinh vật nào có thể mất đầu mà vẫn sống sót?

Sinh vật "siêu đẳng" này rất nhỏ bé, chúng có thể bay nhanh gấp 50 lần so với cái chớp mắt của con người!

Theo giáo sư động vật học người Mỹ Herman T.Spieth, người từng làm việc tại trường Đại học California (Mỹ), thì ruồi giấm cái là một trong những sinh vật "siêu đẳng" nhất trong thế giới động vật.

Ông cho biết, một con ruồi giấm cái vẫn có thể sống thêm một thời gian ngay sau khi bị cụt đầu. Quá trình sống sót diễn ra một cách bình thường như khi nó vẫn còn nguyên đầu. Nghĩa là, ruồi giấm cái vẫn có thể thực hiện các hoạt động phức tạp như bay, tuần hoàn, di chuyển...


Ruồi giấm cái là một trong những sinh vật "siêu đẳng" nhất trong thế giới động vật. (Ảnh: Futura-Sciences).

Mặc dù không có mắt nữa, nhưng ruồi giấm được trang bị "bộ cảm biến" đặc biệt, có thể phát hiện chướng ngại vật trên đường bay.

Ngoài ra, với các tế bào cảm nhận ánh sáng phân bố đều khắp cơ thể, ruồi giấm khi mất đầu vẫn có thể "nhìn" thấy ánh sáng và phân biệt được sáng - tối.

Các nhà khoa học giải thích hiện tượng mất đầu những vẫn sống sót của loài ruồi giấm "siêu đẳng" như sau:

Họ cho biết, ruồi giấm có một "bộ não phụ" ở ngực, cho phép chúng có thể di chuyển, bay và thực hiện các sinh hoạt khác như lúc còn nguyên đầu.

Điều này khá giống với loài gián. Chúng cũng có thể sống thêm một thời gian nếu bị mất đầu vì não phụ và hạch thần kinh của loài này phân bố khắp cơ thể.

Một đặc điểm "khác người" khác ở loài ruồi giấm là, ngay cả khi con cái bị mất đầu, con ruồi giấm đực vẫn có thể nhận diện "bạn tình" của mình và tiến hành giao phối như bình thường.

Ngoài ra, các nhà khoa học cho biết, ruồi giấm cũng có thể sống thêm vài ngày sau khi mất đi đôi cánh quan trọng. Vì chúng vẫn có thể đi bộ để tìm nguồn thức ăn.


Ruồi giấm thích ăn dịch ngọt từ hoa quả. (Ảnh: Getty).

Dưới đây là một số đặc điểm khác của loài ruồi giấm nói chung:

  • Ruồi giấm có tên khoa học là Drosophilidae.
  • Ruồi giấm chỉ có 4 nhiễm sắc thể nhưng gen của chúng lại khá giống với con người, đó là lý do chúng được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu khoa học (thí nghiệm và minh họa cho đột biến sinh học ở dạng đột biến nhiễm sắc thể).
  • Trung bình, ruồi giấm đập cánh khoảng 220 lần/giây.
  • Khi cảm thấy bị đe dọa, ruồi giấm phát huy khả năng vút bay của mình. Chúng có thể liệng chuyển hướng trong 1/100 giây. Vận tốc này nhanh gấp 50 lần so với cái chớp mắt ở con người.
  • Trong não bộ loài ruồi giấm có một loài gen tên là Gene FoxP, gen này giúp ruồi giấm có những quyết định "có sũy nghĩ" và tinh vi.
  • Vì ăn hoa quả nên tên tiếng Anh của chúng là fruit fly.
Cập nhật: 08/09/2017 Theo Soha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video