Ngôi sao bay hơn 1.000km/giây sau khi "trốn" khỏi siêu hố đen

Một nhóm nhà khoa học phát hiện ngôi sao S5-HVS1 bay siêu nhanh và thoát ra từ hố đen khổng lồ ở trung tâm dải Ngân hà.


Ngôi sao S5-HVS1 bay cực nhanh ra xa khỏi trung tâm dải Ngân hà. (Ảnh: arXiv).

Các nhà nghiên cứu quốc tế chú ý tới ngôi sao tên S5-HVS1 khi đang tìm hiểu những vật thể thú vị trong chương trình Southern Stellar Stream Spectroscopic Survey (S5). Ngôi sao di chuyển ở tốc độ 1.017km/giây. Nó có thể hoàn thành quãng đường giữa New York và Sydney chỉ trong 15,7 giây. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 30/7 trên tạp chí arXiv.

Để di chuyển ở tốc độ cao hơn rất nhiều sao bình thường, chắc chắn S5-HVS1 tăng tốc nhờ vật nào đó. Nhóm nghiên cứu tìm cách xác định nguồn gốc của ngôi sao này và kết quả phân tích hé lộ nhiều khả năng nó đến từ trung tâm dải Ngân Hà, nơi có hố đen siêu lớn Sagittarius A*. Nếu đúng như vậy, có thể S5-HVS1 bị bắn ra ở tốc độ 1.800km/giây và di chuyển chậm lại sau khoảng 4,8 triệu năm. Đây là một ngôi sao dãy chính tiêu chuẩn, tồn tại nhờ phản ứng nhiệt hạch của hydro, nằm cách Trái Đất 30.000 năm ánh sáng.

Các nhà nghiên cứu cho biết S5-HVS1 là ngôi sao dãy chính nhanh nhất từng được phát hiện. Trước đây, giới thiên văn đã tìm thấy hàng chục ngôi sao loại này nhưng chúng lao ra khỏi thiên hà do các sự kiện khác thay vì tương tác với Sagittarius A*. Nếu một ngôi sao trong hệ nhị phân trải qua vụ nổ siêu tân tinh, năng lượng phát ra đủ mạnh để làm ngôi sao còn lại bắn ra ngoài đĩa mặt phẳng của dải Ngân hà.

Cập nhật: 03/08/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video