Người dân Anh đang lo hết quần áo mặc vì... bươm bướm

Lý do vì đây là lũ bướm chuyên ăn quần áo.

Theo nghiên cứu mới đây của English Heritage (Hội từ thiện quản lý Di sản Quốc gia), thì London, Wiltshire và Worcestershire là những khu vực có lượng bướm phá hoại quần áo nhiều nhất tại quốc gia này.


Loài bướm ăn vải tại Anh.

English Heritage đã thực hiện một cuộc khảo sát kéo dài 1 năm. Họ nhận thấy một con số đáng báo động về các trường hợp bướm ăn vải vóc xuất hiện trên toàn quốc. Theo các chuyên gia dự tính, nhiều khả năng lý do là vì thời tiết mùa đông trở nên ấm áp đã khiến số lượng bướm tăng quá nhanh.

Loài bướm này có tên khoa học là Tineola bisselliella, là loài côn trùng nhỏ màu nâu bạc, thường trốn trong tủ quần áo. Lũ bướm này sinh sản rất mạnh - một con cái có thể đẻ 100 trứng trong vòng 3 tuần trước khi chết.

Nhưng quan trọng hơn, chúng còn có một "tình yêu mãnh liệt" với các loại quần áo, rèm cửa... Cứ đậu lên là gặm và ăn, chúng khiến các tác phẩm hội họa trên nền vải bị đe dọa nghiêm trọng.


Loài bướm này có một "tình yêu mãnh liệt" với các loại quần áo, rèm cửa... Cứ đậu lên là gặm và ăn.

English Heritage sau đó đã lập ra dự án Operation Clothes Moth (OCM), kêu gọi toàn dân tiêu diệt bướm ăn quần áo. Dự án này nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ các hiện vật bằng vải có giá trị lớn tại các tòa nhà, và quan trọng hơn là với các tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử cao.

Cũng theo khảo sát, loài bướm này thích "xâm lược" các ngôi nhà cổ từ trước thập niên 50, hoặc những căn hộ xây kiểu chung tường vì chúng có nhiều khoảng trống, gác xép và lò sưởi để ẩn nấp.

Amber Xavier-Rowe, người đứng đầu bộ sưu tập bảo tồn của English Heritage, cho biết: "Phản ứng tích cực từ cộng đồng đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều để có thể cung cấp những thông tin chính xác về số lượng cũng như tác hại nặng nề đến từ loài bướm ăn vải này".


Loài bướm này thích "xâm lược" các ngôi nhà cổ từ trước thập niên 50.

"Bây giờ chúng ta đã biết đâu là nơi chúng tập trung nhiều, qua đó đưa ra các biện pháp bổ sung, nhằm đảm bảo những khu vực này được bảo vệ hoàn toàn cho thế hệ tương lai".

Cập nhật: 02/05/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video