Người Do Thái dạy con như thế nào?

Người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Bí quyết làm nên thành công đó là phương pháp giáo dục con từ nhỏ. Vậy, cách giáo dục con của người Do Thái như thế nào?

Cách người Do Thái giáo dục con cái

Người Do Thái với chỉ hơn 13 triệu dân nhưng có tới 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel. Vì vậy, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới.

Tìm hiểu về người Do Thái

Trong lịch sử, người Do Thái bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau. Vì vậy, dân số và phân bố dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ.

Ngày nay, dân số Do Thái dao động ở khoảng từ 12 đến 14 triệu. Theo báo Jewish Agency, trong năm 2007 có 13,2 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; 5.4 triệu (40.9%) ở Israel, 5.3 triệu (40.2%) ở Hoa Kỳ và số còn lại rải rác khắp thế giới.

Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái.

Merneptah Stele, niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển.


Người Do Thái sống rải rác trên khắp thế giới. (Ảnh minh họa).

Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm 1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Liên hiệp Vương quốc Israel và Judah và từ đó cai quản Mười hai bộ lạc của Israel.

Các nhân vật Do Thái điển hình Cộng đồng Do Thái có những đóng góp rất lớn đối với các lĩnh vực hoạt động của nhân loại như: khoa học, nghệ thuật, chính trị và thương mại. Số người Do Thái giành được giải thưởng Nobel ước tính khoảng 160 người thuộc tất cả các lĩnh vực, chiếm khoảng 25% (tức 1/4) số giải thưởng của toàn thế giới.

Phương pháp dạy con của người Do Thái:

- Nguyên tắc:

  • Để trẻ tự phát triển có bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.
  • Học đi đôi với thực tiễn (không lý thuyết suông).
  • Luôn tôn trọng con.
  • Không thỏa mãn các mong muốn của con.
  • Là quân sư cho con (hướng dẫn, tư vấn) không bao bọc, làm thay con mọi việc.

- Phương pháp dạy con:

  • Dạy con làm việc nhà từ nhỏ tùy theo lứa tuổi (trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân).
  • Dạy con tư duy vượt khó.
  • Khích lệ, động viên con khi hoàn thành tốt một công việc nào đó (mặc quẩn áo, chải răng, làm việc nhà…).
  • Khuyến khích con đưa ra ý tưởng riêng, thậm chí tranh luận với người lớn.
  • Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động...
  • Để trẻ thử điều mới và hiểu rằng không phải mọi việc đều thành công.
  • Khi trẻ làm sai, không phán xét trẻ, để trẻ học hỏi từ thất bại của chính mình và tìm ra cách giải quyết tốt hơn cho lần sau.


Người Do Thái cho con thử điều mới và hiểu rằng không phải mọi việc đều thành công. (Ảnh minh họa).

Những “hạn chế” trong cách giáo dục con của người Việt:

  • Bao bọc con quá mức.
  • Luôn “nhân nhượng” với những yêu cầu của con.
  • Đầu tư toàn bộ thời gian cho con học tập, nghỉ ngơi, dẫn đến tình trạng con không biết làm việc nhà, lười vận động…
  • Quá coi trọng bằng cấp và thiếu thực tiễn xã hội.
  • Do tập quán sinh sống 3 thế hệ (ông bà, cha mẹ, con cái) trong cùng một gia đình nên việc giáo dục con đôi khi không được đồng nhất….

Chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải

“Phương pháp giáo dục trẻ của các bà mẹ Do Thái khá đặc biệt. Họ dành cho con "tình yêu đống lửa" - tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc kiểu "tình yêu tử cung" như phần lớn các bà mẹ Việt".

Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.

"Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ - chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này".


Người Do Thái dạy con tự vượt qua khó khăn, thử thách. (Ảnh minh họa).

Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.

Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”.

Ngoài ra, người Do Thái còn có câu nói nổi tiếng: "bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con" ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi. (Bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam).

Ở bất kỳ đâu trên thế giới, cha mẹ và giáo viên luôn là hình mẫu gần gũi của trẻ, vì thế có mối liên hệ tự nhiên, ý nghĩa giữa cha mẹ và con cái.

Việc giáo dục trẻ ngày nay phức tạp hơn trước đây nhiều. Thế giới ngày nay thay đổi chóng mặt và người làm cha mẹ đôi khi không bắt kịp. Trẻ có thể tiếp cận với nhiều thông tin, có khi đi trước bố mẹ một bước, chúng ngày càng độc lập và phụ huynh không thể áp đặt, nhưng vẫn phải giữ vững vị trí là người đi đầu, hướng dẫn.


Cha mẹ giữ vững vị trí đi đầu, hướng dẫn cho con. (Ảnh minh họa).

Có một điều chung cần thực hiện là các con đều cần được tôn trọng. Bố mẹ khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng riêng, có thể ra ngoài những khuôn mẫu thông thường, thậm chí tranh luận với người lớn. Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động...Động viên con tham gia các hoạt động ngoại khóa để trẻ phát huy các thiên hướng và những sở trường của mình.

Trẻ em ngoài nghĩa vụ còn có các quyền lợi: được tôn trọng, được thất bại, được có ý kiến. Nên đặt trách nhiệm cho con nhưng chỉ vừa sức vì trẻ con luôn cần được vui chơi. Bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất cho con, ai cũng muốn con cái thành công nhưng chỉ là người tư vấn, khuyên bảo chứ không ép buộc.

Lời kết

Giáo dục con trẻ ngoài tình yêu thương, đòi hỏi cha mẹ cần có một phương pháp giáo dục khoa học. Trong đó, người Do Thái dạy con là một khuôn mẫu điển hình.

Người Việt Nam, do truyền thống dân tộc (3 thế hệ cùng chung sống trong một gia đình) nên đôi khi việc giáo dục con cái gặp trở ngại do mỗi người một tư tưởng khác nhau…Mặt khác, do yêu thương, chiều chuộng con mà đa phần bố mẹ đã “tranh” làm hết các việc của con khiến con lười vận động và thiếu “thực tiễn”.

Cách dạy con của người Do Thái với các tư duy: dạy con tự lập, học đi đôi với hành, vượt khó khăn, thử thách…. bố mẹ giữ vai trò quân sư cho con đã mang lại thành công, trí tuệ, sự thông minh cho dân tộc chỉ có chưa đến 14 triệu dân và là bài học quý báu để chúng ta tham khảo về cách nuôi và dạy con một cách tốt nhất.

Theo Benh.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video