Người góp phần làm thế giới bình yên

Vốn không có ý định nghiên cứu về vitamin một cách nghiêm túc nhưng vì quan tâm tới sức khỏe của bản thân và muốn tìm hiểu xem chất có rất nhiều trong các loại rau quả này có thể giúp ích gì cho sức khỏe, Linus Pauling đã khám phá ra sức mạnh diệu kỳ của vitamin. Từ thực nghiệm trên chính cơ thể mình, ông đã dần vững tin rằng, có thể không dùng thuốc mà vẫn chống lại được bệnh tật và đẩy lùi lão hóa.

Cha đẻ của liệu pháp vitamin

Năm 1979, New Scientist – tờ tạp chí khoa học có uy tín rất cao ở Anh đã lập ra danh sách “20 nhà hoạt động khoa học vĩ đại nhất của tất cả các thời đại” dựa trên ý kiến của hàng trăm nhà khoa học có uy tín lúc bấy giờ. Trong danh sách này chỉ có 2 người hoạt động trong thế kỷ 20, đó là Alber Einstein và Linus Pauling. Có điều, nếu như ngay cả một đứa trẻ cũng biết đến Alber Einstein thì Linus Pauling đối với rất nhiều người vẫn là tên tuổi tương đối xa lạ. L.Pauling là một nhà khoa học có phát minh trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, chính Alber Einstein đã từng thốt lên rằng: L.Pauling – đó là một con người thiên tài thực sự! Còn theo một nhận xét rất sắc sảo của Jon Bern, Hiệu trưởng Trường đại học tổng hợp Opegon thì “Pauling là người đã làm cho thế giới chúng ta trở nên bình yên và tốt đẹp hơn”.


Linus-Pauling

L.Pauling là một tài năng xuất chúng và có một nguồn nội lực vô hạn, ông được xem là chàng cao bồi của khoa học. Pauling không bao giờ lùi bước trước những thách thức, tranh đấu, mà trái lại, ông luôn tiếp cận chúng với một niềm say mê đầy tự tin. Công việc và hoạt động của ông tiêu biểu cho tinh thần tiên phong trong khám phá và chinh phục những giới hạn bất tận. Những nghiên cứu có tính chất đột phá của ông về bệnh thiếu máu, lý thuyết gây mê, các liên kết hóa học và thành tựu gần kề trong nghiên cứu DNA đã thể hiện một tài năng khoa học xuất chúng, một lòng đam mê tìm tòi vô hạn.

Di sản khoa học của L.Pauling bao gồm hơn 100 cuốn sách và rất nhiều bài báo. Trong đó bộ sách Nguồn gốc các liên kết hóa học và cấu trúc của phân tử và tinh thể cho tới nay vẫn được coi là một trong những bộ sách nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Chính những kết quả nghiên cứu đề cập trong bộ sách đã mang lại cho L.Pauling giải thưởng Nobel đầu tiên. Ông cũng là người có vinh dự được nhận giải Nobel hai lần, mà lần thứ hai là giải Nobel hòa bình. L.Pauling đã lên tiếng phản đối quyết liệt việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên không trung. Chính vì việc đó, ngay trên quê hương mình tại nước Mỹ, ông bị coi như một kẻ có tư tưởng chống đối, bị cấm không cho ra nước ngoài và có thể bị tống vào nhà giam bất kỳ lúc nào. Mặc dù vậy, ông vẫn dũng cảm đấu tranh và kiên trì thuyết phục cho toàn thế giới biết rõ những tác hại có tính hủy diệt của vũ khí hạt nhân. Và cuối cùng ông đã chiến thắng. Năm 1963, các cường quốc hạt nhân đã phải ký hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trong không gian.

Vitamin - Liệu pháp giúp sống lâu và sống khỏe

Nghiên cứu về vitamin của L.Pauling bắt đầu từ khoảng giữa những năm 60. “Vitamin C và bệnh cảm thông thường” là tác phẩm đầu tiên của ông trong lĩnh vực này. Cũng từ thời điểm ấy, cuộc đời của nhà khoa học lỗi lạc bước vào giai đoạn mới - lại phải đối đầu với những rắc rối mới: không được thông cảm, bị chống đối từ phía giới y học, bị phê bình và công kích kịch liệt. Nhưng hơn cả là sự thừa nhận và lòng biết ơn của hàng triệu bệnh nhân, những người nhờ liệu pháp vitamin độc đáo của ông mà thoát khỏi bệnh tật hiểm nghèo.


Vitamin có nhiều trong các loại quả

L.Pauling phát hiện ra vitamin C không chỉ nâng cao năng lực của hệ miễn dịch mà còn tạo ra những “lá chắn” trên những con đường hoành hành của bệnh tật. Ông tiếp tục nghiên cứu theo hướng đó và cuốn sách tiếp theo - Bệnh ung thư và vitamin C thực sự gây chấn động toàn nước Mỹ. Những kết quả thực nghiệm tiến hành năm 1971 tại Canada và Scotland đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không thể tiến hành phẫu thuật thực sự đã trở thành một kỳ tích. Các bệnh nhân tương tự trong các bệnh viện khác chỉ sống thêm trung bình được 6 tháng, trong khi những người được sử dụng vitamin C và một số vitamin khác với liều siêu cao đã kéo dài cuộc sống của mình trung bình 6 năm. Mặc dù vậy mà cũng có thể chính vì vậy, L. Pauling đã bị giới y học chính thống đón nhận một cách thù địch. Cuộc công kích lần này cũng rất quyết liệu, chẳng kém gì những trò phá đám mà giới cầm quyền đã áp dụng với ông trong cao trào đấu tranh chống thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Cuộc viễn chinh chinh phục vitamin C có thể được coi là trận Waterloo của Pauling, giống như cái “chìa khóa mở ra các huyền thoại” mà ngài Casaubon tuyệt vọng truy tìm “giữa cuộc diễu hành”. Bất chấp mọi phản ứng từ nhiều phía, L.Pauling vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu của mình. Năm 1986, ông cho ra đời cuốn sách: Làm thế nào để sống lâu hơn và dễ chịu hơn? trong đó tiếp tục khẳng định liệu pháp vitamin là câu trả lời tuyệt vời nhất. Dẫu sao, cuộc chiến đặc biệt này của L. Pauling vẫn chưa đến hồi kết thúc, chỉ thời gian mới khẳng định được ông đúng hay sai.

Điều đặc biệt là những kết luận khoa học của L. Pauling không chỉ được đúc kết từ những kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc mà còn được kiểm nghiệm bằng chính cuộc sống của ông. L.Pauling không muốn bị già và không chịu để cho bệnh tật quật ngã. Cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn luôn tỉnh táo sáng suốt. L.Pauling đã qua đời năm 1994, tại nghĩa trang riêng của mình ở California, thọ 93 tuổi.

Theo Sức khỏe Đời sống
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video