Trên đường đi, các nhà thám hiểm đã phải vật lộn với bão táp, với những khối băng nổi và sương mù dày đặc. Hành trình vô cùng gian nan và nguy hiểm.
Tháng 1 năm 1823, hai tàu thám hiểm của đoàn thám hiểm Nga vào được vòng Nam Cực. Lúc đó, trước mắt mọi người diễn ra rất nhiều cảnh tượng kỳ lạ, khiến họ vô cùng kinh ngạc: màu của nước biển thay đổi, xuất hiện những núi băng có đỉnh nùi bằng phẳng nhưng xung quanh lại cao và dốc đứng.
Các đảo băng bất động với những con chim lượn vòng trên trời. Đây phải chăng là những dấu hiệu dự báo nơi này đã gần đất liền đó sao? Vì thế mọi người hăng hái tiếp tục tiến đến độ vị trí 67 độ 22 phút vĩ độ Nam, 2 độ 15 phút kinh độ Tây, nơi này chỉ còn cách lục địa 22.000m. Nhưng, một tảng băng lớn trồi lên cản trở đường đi, tàu chỉ còn cách chạy ngược gió theo đường vòng. Thật không may, gặp ngày xấu trời, mây đen mịt mùng, gió dữ gào thét, đoàn thám hiểm đành phải quay lại phía Bắc trở về Australia tránh gió, bỏ lỡ một cơ hội.
Về vấn đề này, người Mỹ lại có cách nhìn nhận khác. Họ nói: Lục địa Nam Cực là do thuyền trưởng Bai Meier của tàu đánh bắt cá kình Haro phát hiện ra lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 1 năm 1822. Lúc đó Bai Meier còn lên tàu Bielinsgafu trả lời phỏng vấn về việc bản thân phát hiện ra lục địa Nam Cực. Nhưng người Nga không thừa nhận điều này. Họ cho rằng không có bất kỳ một văn kiện, tài liệu nào có thể chứng minh rằng: Bai Meier đã trả lời phỏng vấn trên tàu Bielinsgafu.
Cả hai bên đều đưa ra những chứng cứ đầy sức thuyết phục để chứng minh họ là người đầu tiên phát hiện ra lục địa Nam Cực. Do vậy, cho đến nay, ai là người tìm ra lục địa Nam Cực vẫn còn một vẫn đề tranh cãi.