Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Mỗi năm, Trái đất hứng chịu vô số các thiên thạch lớn nhỏ. Phần lớn trong số đó sẽ biến mất ngay khi chạm vào bầu khí quyển, nhưng có khoảng hơn 6000 viên đủ lớn để chạm được đến mặt đất.

Nghe đến đây, bạn cũng đừng vội hoảng sợ. Nên nhớ là 75% diện tích Trái đất được nước bao phủ, thế nên phần lớn số thiên thạch ấy sẽ biến mất không dấu vết dưới các đại dương. Chỉ một số ít rơi vào đất liền, nhưng thường quá nhỏ để gây nguy hiểm, và cũng chẳng đủ để khiến con người phải chú ý.

Nêu vậy để thấy rằng tỉ lệ chúng ta bị một viên thiên thạch rơi trúng là cực kỳ nhỏ, dù không có nghĩa là nó không xảy ra. Trên thực tế, có thể bạn đã đọc được ở đâu đó những người tự nhận mình từng bị thiên thạch rơi trúng, nhưng cho đến thời điểm hiện tại chỉ có một trường hợp duy nhất trong lịch sử được xác nhận là thật. Đó là Ann Hodges, người phụ nữ xui xẻo (hoặc... may mắn) nhất thế giới.

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống Trái đất. Và ngày 30 tháng 11 năm 1954, cô Ann Hodges sống ở Hạt Talladega (tiểu bang Alabama) đã điền tên mình vào danh sách người gặp nạn.

Chuyện kể rằng người phụ nữ 32 tuổi trong lúc đang ngủ trưa say sưa thì bị một cuộc gọi đánh thức bởi một khối đá nặng ước độ 4kg rơi từ trên trời xuống thị tứ Oak Grove gần Sylacauga (tiểu bang Alabama); cục đá chọc thủng trần nhà, trượt qua cái đài vô tuyến và đập gãy hông trái của Ann Hodges.

Cuối ngày hôm đó, giới chức địa phương đã chuyển cục thiên thạch cho Không lực Hoa Kỳ để phân tích sâu hơn. Sự kiện lạ lùng xảy ra bất ngờ đã khiến nạn nhân Ann Hodges trở thành người nổi tiếng. Cánh phóng viên từ đài truyền hình, đài phát thanh, báo giới truyền thông đều tranh nhau đưa tin về người sống sót khi bị thiên thạch đánh trúng.


Bà Ann Elizabeth Hodges (1923 - 1972), người duy nhất thế giới bị thiên thạch đập trúng ngay trong ngôi nhà thuê ở Sylacauga, tiểu bang Alabama (Mỹ) vào cuối năm 1954.

Vui mừng vì được chào đón, nạn nhân Ann Hodges buổi đầu tỏ ra hạnh phúc khi nói chuyện về sự cố. Nhưng cũng sau ngày ấy thì nạn nhân trở nên quá mệt mỏi bởi các buổi phỏng vấn, mất riêng tư, ồn ào và xô bồ. Điện thoại tại nhà Ann réo chuông bất kể đêm ngày.

Về cục thiên thạch, bà Ann tin rằng cục đá thuộc về mình. Tuy nhiên, cục đá không thuộc về Ann cũng như ngôi nhà của hai vợ chồng Ann cũng không phải của bà. Hai vợ chồng Ann chỉ là người đi thuê nhà của Birdie Guy, một bà góa, bà này tuyên bố rằng mình là chủ nhà nên cũng là chủ nhân của cục thiên thạch. Nhưng cục thiên thạch không phải ở dưới trần gian mà nó ngoài vũ trụ.

Sau rốt cả 2 bà Ann và Birdie đều không là chủ nhân của cục đá trời. Tình báo của Không lực Hoa Kỳ đã gửi cục thiên thạch đến Viện Smithsonian để phân tích và xét nghiệm, và nó được để luôn vô thời hạn ở Viện Smithsonian cho đến khi Nghị sỹ tiểu bang Alabama là Kenneth Robert ra tay và hạ lệnh muốn trả lại cục đá cho nạn nhân Ann Hodges.

Ann xuất hiện dày đặc trên truyền thông. Gia đình Ann Hodges chi 500 USD để mua các quyền về cho mình với niềm tin rằng họ có thể thu lại bộn tiền.

Hai năm trôi qua, câu chuyện về cục thiên thạch bắt đầu nhạt dần, công chúng tỏ vẻ ít quan tâm, còn truyền thông chuyển hướng sang những đề tài nóng hổi hơn. Cũng chẳng thấy có ai đề nghị mua lại cục đá trời. Kiệt sức và thất vọng, Ann đã hiến lại cục thiên thạch cho AMNH và tin rằng cục đá là điềm gở, không mang lại may mắn gì ngoài sự đau khổ và xui xẻo cho cuộc sống của hai vợ chồng bà.

Chuyện tình cảm không hòa hợp kể từ sau ngày Ann bị cục đá trời đập vào người, hai vợ chồng bà đã ly hôn vào năm 1964. Khi sức khỏe yếu đi và tình trạng tinh thần mong manh, Ann phát hiện ra mình đang nằm trong nhà thương, nơi đây bà đã qua đời cô độc từ chứng bệnh suy thận vào năm 1972. Cho đến ngày nay, Ann Hodges là nạn nhân duy nhất trên thế giới bị thiên thạch đập trúng và còn sống sót để kể lại câu chuyện của đời mình.

Trên thực tế nếu không tính đến yếu tố "được xác thực", thì cũng có nhiều trường hợp ghi nhận về việc bị thiên thạch rơi trúng. Đầu năm 2019, một báo cáo cho biết người đàn ông tại Ấn Độ đã qua đời vì thiên thạch, để lại một cái hố lớn trên mặt đất. NASA đã ghé đến điều tra, nhưng cho rằng kích cỡ vụ va chạm là quá nhỏ, hoàn toàn chỉ là tin đồn.

Cập nhật: 20/01/2020 Theo CAND/cafebiz
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video