Bà không hề buồn vì khi xưa không nhận được giải thưởng Nobel danh giá, bà có những suy nghĩ rất thú vị khác!
Năm 1965, hai năm sau khi Jocelyn Bell Burnell tới trường Đại học Cambridge để bắt đầu chương trình học tiến sĩ, bà phát hiện ra ngôi sao pulsar đầu tiên. Cho bạn đọc chưa biết: sau pulsar - ẩn tinh là những thiên thể quay rất nhanh, với quỹ đạo xoay quanh một ngôi sao neutron có lực hấp hẫn khổng lồ. Chính khám phá này đã đem về một giải Nobel cho... người giám sát quá trình học tiến sĩ của bà Burnell. Giải được trao vào năm 1974.
Bà Jocelyn Bell Burnell - người đã khám phá ra ẩn tinh.
Khi Bell Burnell bắt đầu sự nghiệp học tập và nghiên cứu, bà cho rằng mình không đủ trình độ theo học Cambridge, thậm chí còn bị dè bỉu bởi những nam sinh cùng lớp học vật lý. Bốn thập kỉ sau phát hiện khoa học của mình, bà cuối cùng cũng đã nhận được những lời ngợi khen xứng đáng: hôm thứ Ba vừa rồi, bà đã cầm về 3 triệu USD tiền thưởng vì Cống hiến Đột phá Đặc biệt trong Vật lý Cơ bản, giải thưởng danh giá dành cho những hình tượng lỗi lạc của giới khoa học, những cá nhân xuất chúng có thể kể đến Stephen Hawking.
Năm 1967, bà nhắn cho người giám hộ quá trình học tiến sĩ của mình là ông Antony Hewish, báo về "những dòng lượn bất thường, không xác định" trong tín hiệu radio mà mình đang nghiên cứu và phân tích. Họ gọi chơi nó là LGM-1, viết tắt cho "Little Green Men – Người Nhỏ bé Màu xanh". Cái tên khiến ai cũng tưởng tượng ra ngay người ngoài hành tinh.
Bà phát hiện ra sao pulsar bằng hệ thống sóng vô tuyến bà đã cùng Antony Hewish lắp ráp, dựa trên thiết kế của nhà thiên văn học Martin Ryle.
Ẩn tinh là những thiên thể quay rất nhanh, với quỹ đạo xoay quanh một ngôi sao neutron có lực hấp hẫn khổng lồ.
"Phân tích dữ liệu tại những khu vực khác, tôi tìm ra thêm hai tín hiệu bí ẩn nữa", bà nói với The Guardian hồi năm 2008. "Tôi đã khám phá ra 4 ví dụ khác về một loại sao hoàn toàn mới – những thiên thể phát ra tín hiệu khi chúng xoay, tín hiệu của chúng quét qua vũ trụ như một cây đèn hải đăng vậy. Chúng tôi đã gọi nó là ẩn tinh – pulsar". Hiện tại, đã có dự án sử dụng pulsar để làm hải đăng chỉ đường khi du hành vũ trụ.
Phát hiện của bà Jocelyn Bell Burnell được vinh danh là "một trong những điều đáng ngạc nhiên nhất lịch sử ngành thiên văn học", Giải thưởng Đột phá đã nói vậy hôm thứ Ba vừa rồi. "Giữa rất nhiều kết quả nghiên cứu khác nữa, cần nhấn mạnh rằng nó đã mang lại một loại bài thử cho Thuyết Tương đối của Einstein, mang lại một kho tàng kiến thức mới về cách thức hình thành các nguyên tố nặng trong vũ trụ".
Nhưng lúc xưa, khi báo giới biết tới ẩn tinh, người ta lại vinh danh ông Antony Hewish vì đã có công khám phá ra thiên thể vũ trụ mới. Ông Antony Hewish đã trở thành một trong hai nhà thiên văn học đầu tiên đoạt giải Nobel Vật lý, bên cạnh nhà thiên văn học Martin Ryle. Thế nhưng bà Bell Burnell không buồn bực gì vì không có được giải thưởng danh giá nhất giới khoa học.
Ông Antony Hewish (trái).
Bà Burnell, hiện đang là giáo sư thiên văn học tại Đại học Oxford, cũng đã nhận được giải thưởng xứng đáng với những gì mình đã cống hiến. Bà nói rằng mình sẽ dùng 3 triệu USD tiền thưởng để tạo nên học bổng khuyến khích những sinh viên theo ngành vật lý có hoàn cảnh khó khăn.
Bà nói: "Tôi nhận ra rằng nếu như có được giải thưởng Nobel, bạn sẽ chẳng có thêm thứ gì khác nữa - có người cảm thấy sự đánh đổi là hợp lý nhưng có thể họ đã nhầm. Nhưng nếu mà KHÔNG đoạt được giải Nobel, có vẻ như bạn sẽ giành được đủ thứ giải khác, nói thẳng ra là tôi thấy vui hơn nhiều! Năm nào tôi cũng nhận được một giải và một bữa tiệc vinh danh".