Thiên thạch được hiểu đơn giản là "đá trời". Các nhà khoa học tin rằng, chúng là những thiên thể sớm nhất được biết đến trong Hệ Mặt trời. Nghiên cứu thiên thạch giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc của Hệ Mặt trời và các hành tinh của nó.
Phần lớn thiên thạch là những mảnh vỡ của tiểu hành tinh. Một số ít có nguồn gốc từ Mặt Trăng hoặc sao Hỏa.
"Meteoroid" và "Meteorite" đều được dịch là "thiên thạch" trong tiếng Việt, nhưng trong tiếng Anh, chúng chỉ 2 loại thiên thể có bản chất hoàn toàn khác nhau.
Phần lớn thiên thạch là những mảnh vỡ của tiểu hành tinh.
Mảnh vỡ của các tiểu hành tinh, Mặt Trăng, hoặc sao Hỏa ở ngoài không gian được gọi là Meteoroid. Khi rơi vào bầu khí quyển Trái Đất, bốc cháy và phát sáng chúng được gọi là meteor (sao băng). Phần còn lại sau khi rơi xuống bề mặt Trái đất được gọi là Meteorite.
Thiên thạch có đường kính 10km rơi xuống Trái đất cách đây 65 triệu năm dẫn tới sự biến mất của khủng long và nhiều loại động vật khác là ví dụ về Meteorite.
Meteorite thường được nhận biết dựa vào lớp vỏ màu đen của nó, do bề mặt bốc cháy khi rơi qua bầu khí quyển. Chúng được phân loại dựa vào các thành phần hóa học và nguồn gốc (từ các tiểu hành tinh, Mặt Trăng hay sao Hỏa).
Khoảng 190 miệng núi lửa rộng hơn 50m trên bề mặt Trái Đất ngày nay là kết quả của các vụ va chạm với thiên thạch. Khoảng 5000 thiên thạch có khối lượng trên 1kg đã rơi xuống bề mặt Trái Đất mỗi năm.
Thiên thạch được đặt tên theo nơi mà chúng rơi xuống. Trong trường hợp tìm thấy nhiều thiên thạch ở cùng một nơi, ký tự hoặc chữ số sẽ được thêm vào sau địa danh.