Nguyên liệu của sự sống tồn tại trên vệ tinh sao Mộc

Một chất tạo nên sự sống tồn tại trên khắp bề mặt vệ tinh Europa của sao Mộc.


Hình minh họa vệ tinh Europa (thiên thể nhỏ hơn) và sao Mộc. (Ảnh: shatters.net)

Trong một bài báo trên tạp chí Astrophysical Journal Letters, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định hydro peroxide (H2O2) là chất phổ biến trên bề mặt Europa. Theo họ, nếu hydro peroxide hòa vào đại dương bên dưới bề mặt Europa, nó có thể trở thành nguồn cung cấp năng lượng cho những sinh vật đơn giản nếu sự sống tồn tại trên đó. Hydro peroxide phân hủy thành oxy nếu nó hòa lẫn vào nước.

"Sự sống cần nước và những nguyên tố khác như carbon, nitơ, phốt pho, lưu huỳnh. Nó cũng cần năng lượng từ một số hợp chất như hydro peroxide để tồn tại và phát triển. Europa có nước và những nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sống. Chúng tôi nghĩ rằng những hợp chất như peroxide có thể là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Sự hiện diện của những chất oxy hóa như peroxide trên trái đất là điều kiện để các dạng sống đa bào phức tạp phát triển", Kevin Hand, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính thiên văn Keck II, thiết bị có khả năng thu ánh sáng cận hồng ngoại, trên quần đảo Hawaii của Mỹ để quan sát Europa trong hơn 4 đêm. Bằng cách phân tích dữ liệu từ kính, họ nhận thấy hydro peroxide tồn tại trên khắp Europa, nhưng mật độ của nó không đồng đều. Tại một số vùng, mật độ của hydro peroxide lên tới 12% so với nước, song tại một số vùng con số đó bằng không.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video