Nguyên nhân ô tô, xe máy cháy nhiều trong thời gian qua

Trong thời gian qua cả xe máy và ô tô bị cháy rất nhiều một cách bí ẩn. Sự việc cháy xảy ra trong nhiều điều kiện khác nhau như thông tin đại chúng đã đưa. Xe cháy được, chắc chắn nhiên liệu hoặc hơi nhiên liệu phải tiếp xúc trực tiếp được với lửa hoặc tia lửa.

>>> Nguyên nhân khiến xe máy bốc cháy

Tất cả những hiện tượng đó đều có chung một “bệnh”,“bệnh” đó do hai nguyên nhân chính cộng hưởng với nhau tạo thành:

1./ Do xăng pha nhiều Methanol, Acetone, Ethanol. Trước đây, chất phụ gia này được pha 5%, nhưng nay đã pha trên 10%. Chất phụ gia này làm tăng khả năng bốc hơi và khả năng cháy của xăng làm cho phương tiện sử dụng nó “nhạy hơn” “bốc hơn”. Nếu cứ tính “mặt phải” này , thì nhà cung cấp nhiên liệu đã làm vui lòng khách hàng. Và hai chỉ số phần trăm nêu trên, thì “ưu điểm” cùng với sự cạnh tranh của các nhà cung cấp nhiên liệu luôn đươc đánh dấu chú ý. Và đơn giản thế thì cũng không thể gây cháy xe được. Nhưng rất buồn cho “mặt trái” của nó. Xăng có nhiều chất phụ gia nói trên có tính năng nữa là: Làm trương nở cao su và làm mềm nhựa.

2./ Các ống dẫn xăng của xe máy và ô tô đều làm bằng nhiều loại nhựa và nhiều loại cao su. Loại vật liệu nào kém chịu môi trường xăng hiện thời sẽ có nguy cơ sự cố nhiều hơn.

Khi xăng có pha nhiều chất phụ gia chảy trong ống dẫn bằng nhựa hoặc cao su (loại kém) thì xăng sẽ thẩm thấu vào cao su hoặc nhựa, làm cho cao su trương lên. Như vậy, xăng đã làm thay đổi cấu trúc phân tử của vật liệu. Vật liệu ống dẫn lúc này về bản chất đã bị “xốp”. Khoảng trống của “xốp” đã chứa đầy hỗn hợp xăng.

Lưu ý rằng, xăng đã thẩm thấu vào mặt trong của thành ống dẫn được thì nó cũng thoát ra mặt ngoài ống dẫn được. Hậu quả ta có được là, trong ống có xăng thì ngoài ống cũng có rưng rưng một lượng xăng đang thăng hoa (bay hơi), (lưu ý nữa là, chất phụ gia làm xăng tăng hoá hơi). Lượng xăng đang thăng hoa này ta không nhìn thấy bằng mắt thường được. Đây là điều vô cùng nguy hiểm khi nó gặp một tia lửa điện chỉ cần rất nhỏ.

Đối với vật liệu bằng sắt và chuyển động quay như ở ô tô và xe máy thì tia lửa điện sinh ra do dòng điện phu cô xuất hiện thì luôn luôn có nhiều vô vàn. (Muốn tránh tia lửa điện này chỉ có một cách là nối khung xe xuống mặt đường bằng một dây xích bằng sắt. Ô tô chở téc xăng thường hay áp dụng).

Cơ duyên cho lượng xăng đang thăng hoa kia và tia lửa điện này gặp nhau là rất nhiều. Khi chúng gặp nhau sẽ thành một mồi lửa cho một đám cháy khủng khiếp. Chúng giống như một que diêm được cháy lên cho tương lai là một cánh rừng đại ngàn. Tuỳ theo nồng độ của xăng được thăng hoa, nếu loãng thì gây cháy, nếu đậm đặc thì phát nổ và cháy, dữ dội hơn nhiều. Nếu người điều khiển xe phát hiện sớm được vụ cháy thì nhanh chóng khóa bình xăng lại và dập lửa khi còn nhỏ.

Xe để trong nhà, không nổ máy thì nguy cơ bị cháy vẫn rất cao. Bởi vì, xăng vẫn thăng hoa bình thường. Thậm chí nồng độ xăng xung quanh xe còn rất đậm đặc vì ít gió lưu thông.Trong nhân dân có 1001 cơ hội có tia lửa xuất hiện. Ví dụ như: Ắc quy trong xe vẫn hoạt động cho đèn an ninh, tia lửa từ công tắc đèn điện của nhà xe... Nếu được bảo vệ nghiêm ngặt tất cả các nguồn lửa khách quan thì xe vẫn có khả năng tự bốc cháy. Lý do là vì hơi xăng đậm đặc tới một mức nào đó sẽ làm chập mạch nguồn điện của xe và phát ra tia lửa, (xăng hỗn hợp này có tính dẫn điện).

Tóm lại, muốn xe không bị cháy, phải thay ống dẫn xăng bằng ống làm bằng vật liệu “trơ“ với tác dụng hoá học của xăng hiện thời. Nếu dùng ống dẫn xăng bằng ống kim loại thì các roăng ở đầu nối cũng bằng vật liệu “trơ” với xăng hỗn hợp.

Đề nghị các nhà cung cấp xe cần có những nghiên cứu mới để đưa ra xã hội sản phẩm thích nghi với thời cuộc. Các nhà nghiên cứu đã đến lúc phải tính thêm đến sự cạnh tranh của bên cung cấp nguyên nhiên liệu!

VŨ VĂN SƠN

Giáo viên dạy nghề

Số 5 Đường Huyên Đội - Cầu Treo – Yên Mỹ - Hưng Yên

Di động : 0978 999 398

vuvanson.dienluc@gmail.com
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video