Nhà ga xe lửa cao nhất Việt Nam

Được xây dựng hơn 80 trước, Ga Đà Lạt là nhà ga cổ ở Việt Nam và có kiến trúc đường xe lửa răng cưa hiếm có trên thế giới.


Tọa lạc ở con dốc đường Yersin, Ga Đà Lạt được Pháp khởi công xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành vào 6 năm sau. Đây là tuyến đường sắt nối Phan Rang - Đà Lạt với độ dài 84 km. Theo nhiều người, kiến trúc nhà ga là sự cách điệu của 3 đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông ở Tây Nguyên.


Nhà ga có 3 mái hình chóp với chiều dài 66,5 m, ngang 11,4 m và cao 11 m. Công trình được 2 kiến trúc sư người Pháp là Reveron và Moncet thiết kế, mang dáng dấp của các nhà ga ở miền Nam nước này: có mái cao và uốn hình vòm.


Nơi đây được du khách nước ngoài biết đến là một nhà ga cổ xưa và thuộc loại đẹp ở Đông Nam Á vẫn còn sót lại. Chính vì thế, nhà ga thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan.


Bên trong không gian chính, những đồ dùng như bàn ghế, quầy mua vé, ... vẫn còn được giữ nguyên thiết kế ngày trước. Những món đồ trải qua mấy mươi năm mang lại cho du khách bức tranh thực tế của nhà ga ở quá khứ.


Kể cả chiếc bóng đèn vẫn còn được lưu giữ khiến không gian thêm phần cổ điển. Ngoài ra, những bức tranh được treo bên trong một phần cũng để lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng về quá khứ của nhà ga.


Hiện tại, tuyến đường sắt vận chuyển đã dừng hoạt động nhưng vẫn còn phục vụ khách du lịch. Đó là tuyến TP Đà Lạt đến Trại Mát có độ dài 7 km. Trên tuyến này, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn quang cảnh thơ mộng của thành phố, tham quan chùa Linh Phước, thị trấn Trại Mát.


Ít ai biết rằng đường ray của ga là đường xe lửa răng cưa (cog railroad) hiếm có trên thế giới.


Hiện tại, tuy tàu kêu to lúc hoạt động và có tốc độ chạy chậm, nhưng đây lại là những trải nghiệm khiến nhiều du khách thích thú.


Vì thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, nên ga Đà Lạt được coi là nhà ga cao nhất Việt Nam.


Đoạn đường sắt răng cưa dài 16 km, vượt độ cao 1.000 m của đèo Sông Pha với độ dốc 12% được thiết kế theo kiểu Thuỵ Sĩ. Đường sắt có 3 đường ray, thiết kế có răng cưa nằm ở giữa để đảm bảo độ an toàn cho tàu khi leo dốc. Đây là kiểu đường sắt chỉ có ở Đà Lạt và Thuỵ Sĩ lúc bấy giờ.


Ngày trước nhờ có nhà ga mà khách du lịch đến Đà Lạt nhiều hơn. Khi ấy, mỗi chuyến tàu có 3 toa chở khách bên cạnh các toa vận chuyển hàng hóa. Nhưng cho đến thời điểm Mỹ chiếm đóng thì tàu chủ yếu dùng để vận chuyển các thiết bị cho chiến tranh. Mãi cho đến năm 1975, sau một thời gian ngưng hoạt động thì tuyến tàu kéo còi trở lại nhân dịp sinh nhật chủ tịch Hồ Chí Minh.


Qua rất nhiều đổi thay, Ga Đà Lạt vẫn tồn tại và lưu giữ ký ức một thời của thành phố. Không chỉ là điểm tham quan hấp dẫn du khách mà nó còn chứa đựng nhiều giá trị của Đà Lạt nói chung và con người nơi đây nói riêng.

Cập nhật: 18/07/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video