Nhà khoa học vũ trụ hàng đầu Trung Quốc nói tàu Ấn Độ không đáp xuống cực nam Mặt trăng

“Cha đẻ” của chương trình khám phá Mặt trăng của Trung Quốc vừa phản bác khẳng định của Ấn Độ rằng tàu Chandrayaan-3 đã đổ bộ xuống cực nam Mặt trăng, trong sứ mệnh được đánh giá là mang tính lịch sử vào tháng 8 vừa qua.

Sau khi tàu Chandrayaan-3 đổ bộ Mặt trăng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng: “nhờ sự chăm chỉ và tài năng của các nhà khoa học của chúng ta, Ấn Độ đã vươn tới cực nam Mặt trăng, nơi chưa có quốc gia nào từng đặt chân tới”.


Hình ảnh bề mặt Mặt trăng do camera của tàu Chandrayaan-3 chụp. (Ảnh: ISRO).

Tuy nhiên, một nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc khẳng định tàu Chandrayaan-3 không đáp xuống cực nam Mặt trăng.

Tuyên bố đưa ra vào thời điểm các nhà khoa học Ấn Độ đang nỗ lực hồi phục tàu đổ bộ Vikram và tàu tự hành Pragyaan từ trạng thái “ngủ”, sau đêm dài băng giá suốt 2 tuần trên Mặt trăng.

Nhà khoa học Trung Quốc Ouyang Ziyuan đưa ra phát biểu trên hôm 28/9. Ông Ouyang là nhà khoa học đứng đầu sứ mệnh khám phá Mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc.

Ông Ouyang nói rằng, tàu Chandrayaan-3 không hạ cánh xuống khu vực cực nam hay gần đó.

Trên Trái đất, cực nam được xác định là khu vực trong khoảng từ 66,5 - 90 độ nam, vì trục quay của Trái đất nghiêng khoảng 23,5 độ so với Mặt trời.

Ông Ouyang lập luận rằng, vì độ nghiêng của Mặt trăng chỉ là 1,5 độ nên vùng cực nam nhỏ hơn nhiều. NASA coi cực nam của Mặt trăng là vùng 80 - 90 độ, còn ông Ouyang cho rằng cực nam của Mặt trăng là từ 88,5 - 90 độ, tương ứng với nghiêng 1,5 độ của Mặt trăng.

Đến nay chưa có ai hoài nghi hay phản bác khẳng định của Ấn Độ về việc tàu Chandrayaan-3 đáp xuống cực nam Mặt trăng.

NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu ca ngợi các nhà khoa học ISRO vì có thể hạ cánh mềm gần nửa xa của Mặt trăng. Từ đầu, Ấn Độ nói rõ rằng tàu vũ trụ Chandrayaan-3 sẽ hạ cánh ở khoảng vĩ độ 70 độ, gần cực nam.

Một nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vũ trụ của Đại học Hong Kong bác bỏ tuyên bố của ông Ouyang.

Quentin Parker, giám đốc Phòng thí nghiệm nghiên cứu vũ trụ của Đại học Hong Kong, nói với báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng: “Khoảnh khắc đổ bộ một tàu vũ trụ xuống gần cực nam và chắc chắn nằm trong khu vực được xác định là vùng cực nam đã là một thành tựu lớn. Tôi nghĩ rằng không nên lấy đi điều gì khỏi Ấn Độ vì điều đó”, ông nói.

Cập nhật: 08/10/2024 Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video