Nhật Bản phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu cứng tân tiến

Tên lửa Epsilon sử dụng nhiên liệu cứng tân tiến của Nhật Bản đã được phóng thử thành công từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura.

Cơ quan khai thác không gian vũ trụ Nhật Bản (JAEA) ngày 20/12 cho biết, tên lửa Epsilon đã được phóng vào lúc 20h00 giờ địa phương (tức 18h giờ Hà Nội), vệ tinh ERG nghiên cứu vành đai bức xạ của Trái Đất đã tách ra vào lúc 20h15 và đi vào quỹ đạo.


Hình ảnh cuộc phóng tên lửa của Nhật Bản. (Ảnh: NHK).

Tên lửa Epsilon dài 26m, có ba tầng. Đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu cứng thứ hai, sau khi tên lửa đầu tiên được phóng thành công vào năm 2013. Thiết kế đặc biệt trên cho phép tên lửa này có chi phí vận hành thấp và có thể phóng thường xuyên hơn so với các tên lửa chính H-2A và H-2B, vốn dùng nhiên liệu lỏng.

Tên lửa Epsilon là "hậu duệ" của tên lửa M5, vốn đã ngừng sử dụng từ năm 2006. Epsilon đã được nâng cấp để đem theo một vệ tinh nặng hơn 30%, với việc tầng hai của tên lửa chứa nhiều nhiên liệu hơn và mũi tên lửa rộng hơn cho phép mang vật lớn hơn. Epsilon có thể vận chuyển tới 590kg.

Trong nỗ lực giảm chi phí của Epsilon, các công nghệ như hệ thống kiểm soát tự động và kiểm tra di động thông qua hai đơn vị máy tính cá nhân đã được sử dụng. Chi phí đã được cắt giảm 5 tỷ yen (42 triệu USD) cho mỗi lần phóng, tức là chỉ bằng 2/3 chi phí phóng tên lửa M5.

Vệ tinh ERG sẽ quay trong quỹ đạo thông qua vành đai bức xạ và có nhiệm vụ quan sát các electron và điện từ trường để nghiên cứu hiện tượng khiến vệ tinh không hoạt động được và gây ngắt quãng thông tin.

Cập nhật: 21/12/2016 Theo baotintuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video