Nhật rải nhựa thông ’cứu’ nhà máy Fukushima

Sau một thời gian nỗ lực kiểm soát tình hình, Nhật Bản đã bắt đầu tính tới các phương án cuối như rải nhựa thông, thậm chí là bê tông để hạn chế phóng xạ rò rỉ ở nhà máy Fukushima-1.

Hãng Kyodo ngày 1/4 đưa tin Nhật Bản sẽ bắt đầu tiến hành rải nhựa thông để hạn chế sự phán tán của các chất phóng xạ ở Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima-1 đang gặp sự cố của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Fukushima.


Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1.

Các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này dự định sử dụng một robot điều khiển từ xa mượn của quân đội Mỹ để xịt nhựa thông lên khoảng 80.000m2 trong tổng diện tích 120.000m2 của nhà máy điện trên.

Các khu vực được xịt loại vật liệu đặc biệt này là những khu vực bị ô nhiễm phóng xạ do các mảnh vỡ từ các vụ nổ khí hydro tại nhà máy này sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3.

Loại nhựa thông tổng hợp có thể sử dụng là loại Kuricoat C-720 Green của Công ty Kurita Water Industries Ltd. Sản phẩm này thường được sử dụng để ngăn bụi và cát không bay ra ngoài các khu đất lấn biển hoặc đất cải tạo. Vật liệu Kuricoat C-720 Green sẽ giúp ngăn ngừa các chất phóng xạ phát tán rộng, qua đó giúp công việc sửa chữa các lò phản ứng đang gặp sự cố diễn ra thuận lợi hơn. Chiến dịch này có thể sẽ kéo dài khoảng 2 tuần.

Trước đó, những biện pháp như dùng trực thăng bơm nước hoặc các xe cứu hỏa phun nước để kiểm soát nhiệt độ trong các lò phản ứng ở nhà máy nêu trên đã không thành công như Nhật Bản mong đợi.

Theo Bee.net
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video