Nhờ kỹ thuật bảo quản tạng ghép, khoa học tìm ra phương pháp đông lạnh thực phẩm thân thiện với môi trường

Sản lượng thực phẩm đạt ngưỡng cao chưa từng có, nhưng sức ăn của con người vẫn có hạn. Đó là lý do tại sao từ ngàn xưa, con người đã tìm mọi cách để bảo quản thực phẩm, giữ cho chúng tươi lâu nhất có thể. Trong thời kỳ hiện đại, phương pháp bảo quản thực phẩm bằng nhiệt độ thấp được dùng rộng rãi nhất, nó có thể giúp thực phẩm giữ được phần nào dinh dưỡng và cả hương vị.

Tuy nhiên, phương pháp đông lạnh chỉ có thể cứu được thực phẩm chứ không giúp ích được cho Trái Đất, khi chúng vừa tiêu tốn năng lượng lại vừa xả khí CO2 ra môi trường.

Nỗ lực giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ tập trung nhiều ở khâu nghiên cứu thiết bị làm lạnh, và đột phá mới có thể giúp chúng ta lưu trữ thực phẩm hiệu quả hơn bao giờ hết. Phương pháp làm lạnh thực phẩm mới có thể cắt giảm lượng năng lượng tiêu thụ hàng năm đi 6,5 tỷ kilowatt-giờ.


Kỹ thuật mới giúp thực phẩm tươi ngon lâu hơn so với phương pháp làm lạnh truyền thống.

Kỹ thuật mới còn cải thiện chất lượng thực phẩm, giữ chúng tươi ngon lâu hơn so với phương pháp làm lạnh truyền thống. Bên cạnh đó, phương pháp mới có thể giúp chúng ta cắt giảm 4,59 tỷ kg khí nhà kính, tương đương với lượng khí thải của 1 triệu ô tô thải ra mỗi năm.

Phương pháp vừa nhanh lại vừa tiết kiệm chi phí, “không yêu cầu thay đổi thiết bị và cơ sở hạ tầng dùng trong làm lạnh thực phẩm hiện tại”. Đó là nhận định của Cristina Bilbao-Sainz, một nhà nghiên cứu kỹ thuật thực phẩm công tác tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Trong báo cáo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Renewable and Sustainable Energy Reviews, nhà nghiên cứu Bilbao-Sainz, kỹ sư Boris Rubinsky và các cộng sự phát triển kỹ thuật làm lạnh thực phẩm dựa trên phương pháp giữ cho tạng ghép an toàn trong quá trình vận chuyển.

Với tên gọi isochoric freezing, tạm dịch là “làm lạnh đẳng tích”, kỹ thuật này lưu giữ thực phẩm trong một hộp kín làm từ nhựa cứng hoặc kim loại. Hộp được đổ đầy dung dịch (có thể là nước) và đặt trong tủ đá.

Ở phương pháp làm lạnh thông thường, chúng ta để thức ăn tiếp xúc với không khí và đưa toàn bộ khối dinh dưỡng xuống mức nhiệt thấp để đóng đá. Tuy nhiên, phương pháp mới lại không biến thực phẩm thành đá lạnh mà thay vào đó, chỉ 10% thể tích nước trong hộp bị đóng băng, áp lực bên trong hộp đã ngăn nước và thực phẩm đóng đá hoàn toàn.

Khả năng tiết kiệm năng lượng tới từ việc không phải đông đá hoàn toàn thức ăn, vốn tiêu tốn rất nhiều điện”, nhà nghiên cứu Bilbao-Sainz nói.

Thức ăn còn nằm trong dung dịch là chúng sẽ không thể bị đông cứng. Điều đó đồng nghĩa với việc những thực phẩm mềm, ví dụ như khoai tây hay quả cây, sẽ không bị nát. Phương pháp mới sẽ bảo quản được cả hoa quả tươi.

Nhóm nghiên cứu đang tìm cách đưa phương pháp làm lạnh mới lên quy mô công nghiệp, mong muốn thương mại hóa công nghệ mới sớm nhất có thể.

Cập nhật: 23/09/2021 Theo Pháp luật & bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video