Nhóm nghiên cứu Hàn Quốc sử dụng thành công sóng siêu âm để sạc thiết bị điện tử từ xa

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc vừa phát triển thành công công nghệ sạc không dây thông qua sóng siêu âm, ứng dụng được vào việc sạc máy tạo nhịp tim hay chip tự động đẩy thuốc vào cơ thể. Nhờ công nghệ sạc bằng sóng siêu âm, bệnh nhân sẽ không cần thường xuyên rút thiết bị ra khỏi cơ thể nữa.


Hình minh họa của nhóm nghiên cứu tới từ KIST.

Công nghệ sạc không dây mới đang được ứng dụng trong việc cấp năng lượng cho smartphone, smartwatch, v.v… do hiệu năng không cao và khoảng cách sạc ngắn.

Thông thường, một lớp đồng sẽ tạo ra trường điện từ, chuyển năng lượng tới cuộn dây cảm ứng có trong thiết bị vốn có khả năng biến trường điện từ thành dòng điện. Tuy nhiên, công nghệ sạc không dây này yêu cầu hai thiết bị phải có tiếp xúc.

Đại diện Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) nói rằng nhóm nghiên cứu đã chọn được sóng siêu thanh thay cho sóng điện từ làm hệ thống chuyển giao năng lượng. Nhóm đã thiết kế riêng một thiết bị điện ma sát có thể truyền sóng siêu âm, để chuyển năng lượng thành điện năng.

Trong thử nghiệm dưới nước, nhóm nghiên cứu của KIST đã có thể chuyển số năng lượng 8 megawatt-giờ vào một thiết bị nằm cách nguồn điện 6 centimet. Hiệu năng thiết bị đạt 4%, đủ để thắp sáng khoảng 200 đèn LED hoặc cấp điện năng cho cảm biến truyền tải dữ liệu qua bluetooth.

Các chuyên gia KIST nhận định hiệu năng chuyển đổi năng lượng rất cao, khi hệ thống sạc không phát quá nhiều nhiệt trong quá trình thử nghiệm. Bên cạnh đó, kỹ thuật sạc không dây có thể tìm được “đất dụng võ” trong việc sạc thiết bị y tế gắn trong người. Sóng siêu âm cũng đã quen thuộc với ngành y tế suốt hàng trăm năm nay, từ soi nội tạng cho tới quan sát bào thai phát triển.

[Thử nghiệm] đã cho thấy thiết bị gắn trong người có thể vận hành với điện cung cấp bởi công nghệ sạc mới”, nhà nghiên cứu Song Huyn-cheol nói trong buổi họp báo mới diễn ra. Vị giáo sư nhận định khi hiệu năng và độ an toàn được cải thiện, kỹ thuật sạc có thể được ứng dụng trong y khoa và cả trong cảm biến thám hiểm lòng biển.

Cập nhật: 30/03/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video